Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Cá hồng mi ấn độ, cá tên lửa - Denison barb

Cá hồng mi Ấn Độ còn được gọi là cá tên lửa. Cá hồng mi ấn độ có tên tiếng anh là Denison barb, Roseline Shark; tên khoa học là Sahyadria denisonii. Chúng được tìm thấy ở các dòng nước chảy xiết ở miền Nam Ấn Độ. Cá hồng mi ấn độ có kích thước trưởng thành từ 11-15cm.

Cá tên lửa có phần thân óng ánh, một sọc đỏ từ miệng đến nửa thân sau và một sọc đen chạy dọc thân. Cá hồng mi Ấn Độ thường bị mọi người nhầm lẫn với cá bút chì do đều có một sọc đen chạy dọc thân. Nhưng có thể thấy chúng đẹp hơn cá bút chì rất nhiều.

Cá tên lửa có tập tính bơi theo bầy đàn với tốc độ cực nhanh. Chúng cũng rất hiền lành, thường được ưa chuộng nuôi trong hồ thủy sinh với nhiều dòng cá lớn nhỏ khác nhau. Nên nuôi chúng theo đàn từ 5 con trở lên.

Cá tên lửa

Cá tên lửa rất thích các loại thức ăn tươi sống như các loại động vật giáp xác, giun, côn trùng… cá cũng ăn các loại thực phẩm khô dạng viên, tốt nhất là dạng chìm. Tuy nhiên, để cá lên màu đẹp hơn, cần kết hợp với các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh…

Cá hồng mi ấn độ

Nhiệt độ thích hợp cho cá hồng mi Ấn Độ sinh sống là từ 15 đến 25 độ C. Độ pH từ 6,5 đến 7,8; dH khoảng: 5 - 25. Cá tên lửa là loài chăm vận động nên rất thích hợp sống trong môi trường có nhiều oxy. 

Trong tự nhiên, cá tên lửa thường được tìm thấy nhiều nhất ở khu đầu nguồn, nơi giàu oxy và phần trên của các lưu vực sông. Nơi đây chúng thường tụ tập trong các vũng đá với thảm thực vật ven sông dày đặc. Cá tên lửa được cho là hoạt động mạnh hơn vào lúc hoàng hôn và bình minh hơn là vào ban ngày.

Cá tên lửa Denison barb

Số lượng cá hồng mi Ấn Độ trong tự nhiên giảm đến 15% trong vòng 15 năm qua. Nguyên nhân là do việc đánh bắt cá hồng mi cá tên lửa bừa bãi và do nguồn nước trong tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng. Trong những năm 2000, bang xuất khẩu cá tên lửa quan trọng nhất của Ấn Độ là Kerala đã cấm ở một mức độ nào đó việc thu mua cá tự nhiên. 

Nguồn cung khan hiếm, nhân giống khó khăn nên giá cá hồng mi ấn độ cũng khá cao so với những loài cá cảnh nhỏ khác. 

Cá hồng mi ấn độ vàng - golden denison barb

Cá hồng mi ấn độ mái to hơn cá trống một tí, màu sắc cá đực đậm và đẹp hơn. Cá hồng mi thường đẻ trứng trong bụi rêu java, trong môi trường nước có tính axit. Cá rất khó sinh sản, và được cho đẻ nhờ can thiệp hormon, vì thế trong bể người chơi không nên quan trọng hóa vấn đề cho cá đẻ. Có rất ít cá con được phát hiện được sinh sản trong bể thủy sinh.

Công viên thủy sinh Chester Zoo ở Anh cũng đã báo cáo việc lai tạo thành công, và lý thuyết của họ là cần có một nhóm lớn vì việc sinh sản được giả thuyết sẽ xảy ra hàng loạt .



0 comments:

Đăng nhận xét