Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Cá tai tượng, cá heo lửa - Oscar fish

Cá tai tượng còn được biết đến với cái tên cá tai tượng châu phi, cá tai tượng da beo, cá heo lửa. Tuy là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới và trong tên gọi có từ châu phi, nhưng cá tai tượng lại có nguồn gốc từ sông Amazon Châu Mỹ. 


Cá tai tượng có tên tiếng anh là oscar fish, tên khoa học là Astronotus Ocellatus. Cá tai tượng có sức sống khỏe, thích nghi được với môi trường khắc nghiệt. Cá tai tượng rất thích hợp với khí hậu miền nam Việt Nam, với khí hậu miền bắc mùa đông phải chú ý sưởi ấm cho chúng. Cá tai tượng có tuổi thọ lên tới 20 năm, đó là lý do chọn nuôi một người bạn thân thiết trong hồ cá.

Cá tai tượng châu phi

Ngoài tự nhiên, cá tai tượng còn được dùng làm thực phẩm, còn với dòng cá tai tượng đẹp với nhiều màu sắc đẹp thì được đưa vào làm cảnh. Những con cá tai tượng với phần mầu đỏ được bung ra nhiều và mầu sắc đặc biệt thường hiếm và có giá trên thị trường. Những con cá tai tượng ít mầu đỏ thường dễ kiếm và có giá cả phải chăng.


Cá tai tượng thường sống ở ao hồ, đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất nên cá sống được ở nước tù, nước bẩn, thiếu oxy. Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42 °C, sinh trưởng tốt ở 25-30 °C; pH=6,8-7,2. Cá tai tượng khỏe và thậm chí còn có thể sống trong nước có độ pH bằng 4, nước nhiễm mặn có nồng độ muối dao động từ 6-8‰, chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16-42 °C. 

Cá tai tượng rất khỏe nhưng ở nhiệt độ thấp cá thường hay bị bệnh, thậm chí chết cóng. Tuy vậy khả năng chịu nóng của cá tai tượng lại rất tốt. Khi cá bị nấm có thể điều trị bằng cách cho ít muối và tăng nhiệt độ nước lên 28-30°C.

Cá heo lửa trắng

Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp, thực phẩm chính của chúng thiên về thực vật như rau, bèo, trái cây, hạt giống. Cá tai tượng là loài phá thủy sinh rất khỏe. Ngoài ra cá tai tượng châu phi cũng rất thích ăn các loại thịt như thịt bò, tim bò, tép, tôm và các thực phẩm lên màu dành cho cá la hán. Nuôi tốt, cái tai tượng con có thể phát triển 2-3 cm mỗi tháng.

Cá Tai Tượng háu ăn và ăn các loại cá con vì thế tránh nuôi cá tai tượng chung với các loại cá nhỏ khác trong cùng một hồ nuôi. Khi ghép cá nuôi chung bể với cá tai tượng nên chọn các dòng cá có cùng kích cỡ, dữ dằn hoặc có gần họ hàng với chúng như cá phát tài, cá la hán, cá rồng, cá trê, cá lóc ...


Mầu chủ đạo của cá tai tượng là mầu đỏ; các mầu còn lại khác là đen, xanh, trắng và nâu. Một số biến dị về hình dáng của cá tai tượng như dòng cá tai tượng đuôi dài, cá tai tượng thân ngắn. Trong đó, dòng cá tai tượng đuôi dài trông thướt tha nhưng lại không có được vẻ dũng mãnh của dòng cá săn mồi. 

Cá heo lửa thích ánh sáng hồ cá từ trung bình đến thấp. Ánh sáng nên được thiết lập theo chu kỳ hàng ngày để bắt chước chu kỳ ngày và đêm tự nhiên. Mỗi ngày cần 8-12 giờ ánh sáng là đủ. Đèn LED chiếu sáng sẽ giúp hiển thị màu sắc của heo lửa tốt hơn.

Cá tai tượng xanh đỏ

Sinh đẻ của cá tai tượng

Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm. Cá nhỏ nhất tham gia sinh sản là 300-400 g. Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 - 7 tuổi nặng 2–5 kg. Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5, giảm đẻ từ tháng 6 trở đi.

Cặp cá tai tượng thả vào hồ chúng có thể bơi lội nhởn nhơ bình thường. Nhưng một lúc nào đó ta thấy hai con trượt đuổi nhau, cắn mổ nhau, húc đầu vào nhau, cá trống tìm cách khống chế cá mái bắt cá mái phải phục tùng… đó là dấu hiệu báo cho ta biết cá sắp đẻ trứng.

Cá tai tượng đen đỏ

Khi đẻ, trứng cá tai tượng nằm theo từng hàng trên viên gạch, không đẻ một lần liên tục mà chia ra nhiều lần. Mỗi lần cá mái thở là nó lại đẻ tiếp một đợt trứng. Có cái khéo léo là các trứng không nằm đè lên nhau. Khi cá mái đẻ xong, cá trống liền tới thụ tinh cho ổ trứng, nó rưới lên trứng một chất nhão đó là tinh trùng…



Cá tai tượng có bản năng bảo vệ trứng và chăm sóc trứng, trống mái Tai Tượng đẻ xong thường lẩn quẩn quanh ổ trứng vừa canh trứng vừa dùng vi quạt trứng như một hình thức ấp trứng để nước dao động quanh trứng, cung cấp dưỡng khí cho trứng…

Khoảng một ngày sau đó trứng nở. Cá con vẫn bám chặt vào ổ như vậy suốt ba bốn ngày. Và trong thời gian này, cá cha mẹ vẫn siêng năng ở bên cạnh để canh giữ. Khi cá tai tượng con mới ra đời, cá con chưa biết ăn, chúng sống được nhờ thức ăn dự trữ trong thân chúng. Sau bốn ngày tuổi, cá con mới rời ra khỏi ổ trứng và lúc này mới biết bơi. Cá con Tai Tượng Phi Châu mới nở rất lớn và ăn các loại thức an nhỏ như bobo ,lòng đỏ trứng gà…..


Đặc biệt: Cá tai tượng là loài cá thông minh, chúng sẽ sẽ tương tác với chủ sở hữu. Cá tai tượng sẽ chủ động đi lên phía trước bể khi nhìn thấy chủ nhân của chúng. Chúng có thể vẫy đuôi và cầu xin thức ăn, điều này gần như bắt chước một con chó con. Đây là lý do tại sao ở nước ngoài chúng được đặt biệt danh là “Chó nước”.



0 comments:

Đăng nhận xét