Cá Trâm là loài cá rất nhỏ, kích cỡ không đạt quá 1,6 cm, thường thì khoảng 1,3 cm. Cá trâm có tên khoa học là Boraras urophthalmoides, thuộc chi Boraras, họ cá chép. Cá trâm sống trong những cánh đồng, thỉnh thoảng lại men theo con nước trôi ra những dòng kênh, rạch, sông, suối lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi di chuyển xuôi theo dòng kênh, rạch lớn thì cá trâm thường ém quân gần bờ, vì nhỏ bé cho nên chúng rất sợ dòng nước chảy xiết.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch, khi nước sông lên ngầu đỏ phù sa là thời điểm cá trâm có nhiều nhất. Mỗi con cá trâm nhỏ li ti, mỗi con chỉ nhỉnh hơn đầu cây tăm xỉa răng, nhưng cả đàn đông đúc nhìn đỏ cả một khúc kênh.
Cá trâm nổi bật bởi màu nâu cam với vạch đen dọc thân và những đốm nhỏ ở gốc vây hậu môn và đuôi. Vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam và vàng tươi. Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng nhìn kĩ màu sắc cá cũng rất sinh động.
Trong giai đoạn sinh đẻ, môi trường thuận lợi, cá đực sẽ tỏ ra hung hăng, màu của chúng trở nên đậm và bắt đầu cạnh tranh với nhau để chiếm một vùng lãnh thổ nhỏ. Cá cái mang trứng và tròn trĩnh hơn cá đực.
Ngoài dòng cá trâm phổ biến trên, cá trâm cũng có khá nhiều loại có thể kể đến là cá trâm muỗi, cá trâm nhọ, cá trâm lùn ... Chúng đều có kích thước nhỏ, mầu sắc và hoa văn bên ngoài thì có đôi chút khác nhau.
Vì nhỏ bé nên cá trâm luôn có thói quen bơi thành đàn. Cá trâm khi nuôi trong bể thủy sinh sẽ tạo cho bể cá thêm phần bắt mắt. Với kích thước nhỏ, cá trâm rất phù hợp nuôi với các loài cá hiền lành và tép cảnh. Cá trâm khi tập trung thành đàn lớn với số lượng lớn sẽ tạo nên một hình khối đa sắc rực rỡ.
Cá trâm nổi bật bởi màu nâu cam với vạch đen dọc thân và những đốm nhỏ ở gốc vây hậu môn và đuôi. Vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam và vàng tươi. Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng nhìn kĩ màu sắc cá cũng rất sinh động.
Khi nuôi chung trong bể cá cảnh với cá lớn hơn thì cá trâm thường có xu hướng sợ hãi lẩn trốn. Cá trâm dễ khai thác ngoài tự nhiên nên cá trâm cũng được bày bán làm cá mồi trong các tiệm cá, dễ dàng mua số lượng lớn mà giá thành rẻ.
Về thức ăn, cá trâm ăn đủ mọi thứ, nhưng cá trâm có kích thước nhỏ nên chung ưa thích những loại thức ăn tươi sống cỡ nhỏ như ấu trùng artemia, bo bo và trùn cám là thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng nên cho cá trâm ăn thêm các thức ăn khô chẳng hạn như tấm vụn, viên nhỏ.
Cá trâm muốn sinh nở thì cần môi trường thủy sinh lá mềm để cho cá đẻ trứng. Cá đẻ trứng và có thể ăn luôn trứng nên cần vớt cá bố mẹ ra. Tuy nhiên cá con rất nhỏ bé nên chăm sóc cũng khá mất thời gian tỉ mẩn. Thường các vùng quê, kiếm vũng nước lớn thả cá xuống rồi đợi thành quả thì sẽ dễ dàng hơn. Ở thành phố người chơi sẽ ưu tiên mua hơn là nuôi cá đẻ.
Về thức ăn, cá trâm ăn đủ mọi thứ, nhưng cá trâm có kích thước nhỏ nên chung ưa thích những loại thức ăn tươi sống cỡ nhỏ như ấu trùng artemia, bo bo và trùn cám là thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng nên cho cá trâm ăn thêm các thức ăn khô chẳng hạn như tấm vụn, viên nhỏ.
Cá trâm muốn sinh nở thì cần môi trường thủy sinh lá mềm để cho cá đẻ trứng. Cá đẻ trứng và có thể ăn luôn trứng nên cần vớt cá bố mẹ ra. Tuy nhiên cá con rất nhỏ bé nên chăm sóc cũng khá mất thời gian tỉ mẩn. Thường các vùng quê, kiếm vũng nước lớn thả cá xuống rồi đợi thành quả thì sẽ dễ dàng hơn. Ở thành phố người chơi sẽ ưu tiên mua hơn là nuôi cá đẻ.
Trong giai đoạn sinh đẻ, môi trường thuận lợi, cá đực sẽ tỏ ra hung hăng, màu của chúng trở nên đậm và bắt đầu cạnh tranh với nhau để chiếm một vùng lãnh thổ nhỏ. Cá cái mang trứng và tròn trĩnh hơn cá đực.
Ngoài dòng cá trâm phổ biến trên, cá trâm cũng có khá nhiều loại có thể kể đến là cá trâm muỗi, cá trâm nhọ, cá trâm lùn ... Chúng đều có kích thước nhỏ, mầu sắc và hoa văn bên ngoài thì có đôi chút khác nhau.
Cá trâm nhọ -Boraras naevus |
0 comments:
Đăng nhận xét