Cá phát tài có tên tiếng anh là Giant gourami, tên khoa học là Osphronemus Goramy. Chúng thuộc bộ cá vược, họ cá tai tượng. Chúng có hai râu ở ngực dài như cá sặc. Cá phát tài có nguồn gốc ở Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cá phát tài là loài cá khỏe mạnh, cá ưa khí hậu ấm áp. Khi trưởng thành cá có kích thước lớn, nên vừa có thể nuôi làm cảnh và lại vừa có thể nuôi làm thịt. Cá phát tài khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm và nặng 10kg.
Cá phát tài khi nhỏ |
Cá phát tài ngoài mầu trắng còn có mầu ghi, nầu đen. Cá phát tài đuôi đỏ còn được gọi là cá hồng tượng, cá hồng kỳ phát tài - Osphronemus laticlavius. Cá hồng tượng có những vây kỳ ánh màu đẹp nỗi bật hơn nên hồng kỳ phát tài được đánh giá là quý hiếm hơn và được ưa chuộng hơn cá phát tài.
Cá phát tài khi nuôi trong bể thường vũng vẫy rất khỏe vì thế phải nuôi trong các bể có kích thước lớn với chiều dài tối thiểu 150 cm chiều rộng tối thiểu 60cm. Kính nên làm dầy 10 ly đến 12 ly và có nắp đậy để tránh cá đánh bục bể hoặc nhảy ra ngoài.
Cá hồng tượng là loài cá dữ nên chủ yếu ăn thịt và rất khó nuôi chung hay ghép đôi với loài khác. Cá phát tài rất khỏe nên khi nuôi không cần quan trọng môi trường nước như các loài khác. Ngoài ra, chúng cũng là loài vật rất khôn ranh, khi nuôi quen có thể nhận ra chủ và nó có thể nhảy múa theo tay người nuôi. Với đặc tính thông minh như vậy không khác gì nuôi một chú cún con cả.
Ngoài ra, để tạo môi trường sinh động hơn bạn có thể nuôi cá phát tài cùng với những loài cá ăn thịt dữ khác như cá rồng, cá trê, cá lóc, cá tai tượng...
Cá hồng tượng là loài cá dữ nên chủ yếu ăn thịt và rất khó nuôi chung hay ghép đôi với loài khác. Cá phát tài rất khỏe nên khi nuôi không cần quan trọng môi trường nước như các loài khác. Ngoài ra, chúng cũng là loài vật rất khôn ranh, khi nuôi quen có thể nhận ra chủ và nó có thể nhảy múa theo tay người nuôi. Với đặc tính thông minh như vậy không khác gì nuôi một chú cún con cả.
Ngoài ra, để tạo môi trường sinh động hơn bạn có thể nuôi cá phát tài cùng với những loài cá ăn thịt dữ khác như cá rồng, cá trê, cá lóc, cá tai tượng...
Nuôi và chăm sóc cá phát tài
Cá phát tài chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang, vì thế cá phát tài dễ nuôi, dễ chăm sóc. Tuy vậy ngoài bắc, khi mùa đông lạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Cá phát tài chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang, vì thế cá phát tài dễ nuôi, dễ chăm sóc. Tuy vậy ngoài bắc, khi mùa đông lạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Cá phát tài có thể thả chung với nhau tại thành đàn nhưng chúng phải có kích thước tương đồng nhau. Khi đánh nhau chúng thường cắn môi nhau và quẫy mạnh hoặc húc vào bụng đối phương. Lúc đó cẩn thận sẽ có con sợ mà nhẩy ra khỏi bể.
Nguồn thức ăn chính của cá phát tài là ăn tạp từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa. Phong thái ăn của chúng rất từ tốn và quý tộc.
Cá phát tài đực có vây lưng và vây hậu môn dài hơn và nhọn hơn. Vây lưng và hậu môn của cá mái sẽ tròn hơn và chúng có môi dày hơn cá đực. Cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.
Sinh sản của cá phát tài
Cá phát tài là loài xây dựng tổ bọt như cá sặc. Việc lai tạo tương đối dễ dàng nhưng cung cấp một bể nuôi đủ lớn cho những con cá khổng lồ này. Cá có thể sinh sản bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi, với chiều dài khoảng 12 cm.
Con trống sẽ mất 8 đến 10 ngày để xây dựng tổ của mình, cá mái sẽ cho ra khoảng 1.500 đến 3.000 trứng. Trứng của chúng cũng như cá con, nhẹ hơn nước và nổi lên trên. Cá trống sẽ thu thập những quả trứng trong miệng của mình và đặt chúng trong tổ của mình. Trứng nở trong khoảng 40 giờ và cá trống sẽ bảo vệ con cái trong khoảng 14 ngày sau khi sinh sản.
0 comments:
Đăng nhận xét