Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Cá bống mắt tre, cá bống ống điếu - Bumblebee goby

Cá Bống Mắt Tre có tên khoa học là Brachygobius doriae, tên tiếng Anh là Bumblebee goby. Cá còn có tên tiếng Việt khác gọi là cá bống ống điếu, cá bống ong, cá bông khoang. Cá bống mắt tre sinh sống chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Brunei, Singapore, Việt Nam,…

Cá Bống Mắt Tre được xếp vào 1 trong các loài cá thủy sinh dễ nuôi và cũng là loài cá cảnh đẹp. Cá bống mắt tre có bề ngoài như một chú ong chăm chỉ. Cá có kích thước nhỏ, tối đa 3cm, thân hình trụ tựa ống điếu. Nền thân màu vàng xen kẽ 4 mảng đen rộng bản trông tựa các mắt (đốt) thân tre. Các vây màu trắng trong có lẫn các đốm đen.


Cá bống mắt tre thích hợp thả hồ thủy sinh rất đẹp. Với tính hiền lành, thân thiện sống theo đàn. Cá bống mắt tre có thể nuôi chung với cá neon, cá ông tiên, cá đĩa,... Để màu sắc của chúng trở nên nổi bật và đẹp hơn, nên nuôi loài cá này thành đàn từ 10 con trở lên, thả ít chúng dễ bị stress. Giá cả của chúng cũng khá mềm.

Cá bống mắt tre là loài cá dễ nuôi, và có tuổi thọ tương đối cao. Cá bống mắt tre không kén ăn, chúng ăn tạp. Chúng ăn từ thức ăn viên cho đến những thức ăn như chùn chỉ, giáp xác .....

Cá bống mắt tre rất nhạy cảm và bị mất màu khi môi trường nước có tính kiềm, chất lượng nước thay đổi đột ngột hoặc không phù hợp.


Cá Bống Mắt Tre thích môi trường ngọt và nước lợ cùng với nhiều cây cối và chỗ trú ẩn cho chúng. Môi trường nước lợ mà cá Bống Mắt Tre thích hợp là nước lợ nhẹ 5% đến 7%.

Khi thả cá Bống Mắt Tre trong môi trường nước lợ, bổ sung thêm nước ngọt sẽ kích thích cá sinh sản. Con cái sẽ đẻ trứng trên một bề mặt phẳng, con đực sẽ thụ tinh cho trứng. Sau khi thụ tinh, cá đực bảo vệ trứng khoảng bốn ngày thì nở.


Cá hải tượng khổng lồ, quái vật sông amazon

Cá hải tượng còn có tên gọi khoa học tiếng anh là Arapaima gigas – thuộc bộ cá thát lát, đây là một dòng cá nước ngọt khổng lồ chuyên sinh sống ở khu vực sông Amazon của cùng nhiệt đới Nam Mỹ. Cá hải tượng có thân dài uyển chuyển, phần đầu bẹt môi trề tương đối rộng và đôi mắt nhỏ. Vẩy của cá hải tượng rất lớn, cứng bao bọc toàn bộ thân hình.


Cá hải tượng sinh sống trong môi trường tự nhiên khi trưởng thành dài đến 2,5 mét, cân nặng khoảng 100kg đến 200kg. Những con cá hải tượng lớn mỗi khi cho ăn chúng quẫy nước làm náo động sóng nước cả bể. Tuy nhiên, tùy bể to nhỏ mà dòng cá hải tượng nuôi để làm cảnh sẽ được chọn với kích thước to nhỏ tương ứng.

Hải tượng long có hàm răng sắc nhọn để xẻ thịt con mồi. Hơn thế, lưỡi chúng cũng được cấu tạo có các khía sắc để tấn công con mồi. Do đó, với các loài ở vùng sông Amazon thì Arapaima là sát thủ số 1. Trong môi trường nuôi nhốt, cá hải tượng cũng rất dễ chăm sóc. Chúng ưa thích thịt động vật (thịt nạc heo, thịt gà, thịt bò, thịt ếch nhái, tôm, cua, ....

Cá hải tượng là dòng cá đẻ trứng, thông thường những chú cá hải tượng khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tuổi) là bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản đầu tiên. Quá trình sinh sản của cá hải tượng bắt đầu từ cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 5 hàng năm.

Vào khoảng cuối tháng 12, những chú cá hải tượng cái bắt đầu đẻ trứng trên những ổ cát, cá đực sẽ bơi ngay đằng sau tưới tinh dịch lên trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ được cá đực ngậm vào trong khoang miệng trong khoảng thời gian từ tháng 1 cho đến hết tháng 4. Bắt đầu từ khoảng tháng 5 – 8 cá con sẽ nở và chui ra khỏi khoang miệng cá bố, cá bố và mẹ sẽ cùng chăm sóc cá con.

Cá hải tượng là dòng cá rất khỏe, chính vì vậy các bạn cần làm nắp, tránh việc cá nhảy ra ngoài. Ngoài ra cá có thể nhẩy ra ngoài vì thế nên để mực nước thấp so với thành bể hoặc có nắp đậy. Cá hải tượng sống ở khu vực tầng giữa và tầng đáy, chúng không cần quá nhiều oxi vì chúng có thể thở bằng khí quan. Cá có đặc điểm cứ 15 – 20 phút chúng lại ngoi lên trên mặt nước để thở.



Làm thực phẩm và dược phẩm

Ở Brazil, cá hải tượng còn được dùng làm thực phẩm. Cá hải tượng dòng cá có nhiều thịt và rất ít xương. Một số món ăn được chế biến từ cá hải tượng: bít tết cá hải tượng, thịt khô, muối khô, chế biến thành các món hầm, phần lưỡi của cá hải tượng còn rất nhiều người yêu thích. Ở Việt Nam, một chú cá hải tượng có giá khá cao, việc ăn chúng là vô cùng tốn kém.

Về phần làm dược phẩm: Phần lưỡi của cá hải tượng còn có thể sấy khô kết hợp với một số loài cây khác để làm thuốc chữa bệnh giun ở trong đường ruột.

Cá hà mỹ nhân, cá thiên thần hai màu - Bicolor Angelfish

Cá hà mỹ nhân hay còn được gọi là cá thiên thần hai màu, cá thiên thần nhị sắc. Cá có tên tiếng anh là Bicolor Angelfish, tên khoa học là Centropyge bicolor là một loài cá biển thuộc chi Centropyge trong họ Cá bướm gai. 

Cá thiên thần hai màu có màu vàng rực rỡ ở nửa trước của cơ thể và màu xanh đậm ở trên nửa sau. Một mảng màu xanh đậm kéo dài lên trên theo chiều dọc từ mắt đến đỉnh đầu và đuôi có màu vàng.



Cá hà mỹ nhân cần một bể chứa tối thiểu 70 gallon với nhiều nơi ẩn náu. Không phải là một sinh vật sống tốt ở rạn san hô, Bicolor Angelfish có xu hướng gặm các loại san hô cứng và mềm và thậm chí là lớp vỏ của ngao.


Cá hà mỹ nhân là loài lưỡng tính, rất khó nuôi chúng trong bể thủy sinh và không có sự khác biệt rõ ràng về màu sắc giữa con đực và con cái. Bicolor Angelfish yêu cầu chế độ ăn gồm tảo Spirulina, tảo biển, các chế phẩm cá thần chất lượng cao và tôm mysis hoặc tôm đông lạnh. 

 


Cá chim cờ - Longfin bannerfish

Cá chim cờ có tên tiếng anh là Longfin bannerfish, tên khoa học là : Heniochus acuminatus, chúng là một loại cá trong họ Chaetodontidae phân bố ở thái bình dương. Cá chim cờ thường bắt gặp ở gần với vành đai san hô và trong các phá. Loài này thường hay bị nhầm lẫn với cá thù lù (Zanclus cornutus). Cá chim cờ là loài cá cảnh biển dễ chăm sóc. Kích thước của cá chim cờ có thể lên tới 25 cm, vòng đời của chúng có thể đạt tới hơn 5 năm. 


Cá chim cờ có sọc trắng và đen với vây lưng và vây đuôi màu vàng cùng với vây biểu ngữ dài màu trắng đặc trưng có thể kéo dài qua vây đuôi (vây đuôi). 

Có thể nuôi nhiều cá chim cờ trong cùng một bể. Ở đại dương, cá chim cờ tập hợp thành bầy hoặc theo từng đôi. Cá chim cờ đực và cái rất khó phân biệt. Chúng rất khó sinh sản trong bể nuôi. Chúng vẫn sẽ sống thành từng đôi, chúng thích sống theo bầy và cần nhiều không gian để bơi. Cá chim cờ là một loài hiền lành, chúng dễ thả với các loài cá cảnh biển hiền lành khác.

Trong tự nhiên cá chim cờ ăn các loài không xương sống, sinh vật phù du, tảo hoặc san hô mềm. Trong môi trường nuôi nhốt, cá chim cờ không hề kén chọn thức ăn và sẽ ăn hầu hết các loại thức ăn của cá, thức ăn flake và bổ sung bằng các loại thức ăn đông lạnh và tươi sống, ăn tôm brine đông lạnh. 


Cá chim cờ ưa thích môi trường sống có độ pH từ 8.2 – 8.4, độ cứng nước 8-12 và nhiệt độ từ 25-28 độ C. Chúng có ăn san hô mềm nên được cho rằng không an toàn cho bể san hô.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Cá hoàng bảo yến, cá hoàng đế - Peacock bass fish

Cá hoàng bảo yến còn được gọi là cá hoàng đế. Cá có tên tiếng Anh là Peacock bass fish, tên khoa học là Cichla ocellaris, thuộc họ: Cichlidae (họ cá rô phi). Cá hoàng bảo yến có xuất xứ chủ yếu từ vùng Amazon, Orinoco, vịnh La Plata của Nam Mỹ, vịnh Mexico…và bắt đầu du nhập vào Việt Nam những năm 1990. Lúc ban đầu, chúng được nuôi trong các lồng bè ở hồ Trị An.


Cá hoàng bảo yến có mầu vàng chấm đen khá nổi bật. Ở nhiều nơi, cá hoàng bảo yến là thực phẩm rất được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, những cá thể cá hoàng bảo yến có mầu sắc đẹp đã được chọn lựa và biến chúng thành một loài cá cảnh.


Cá hoàng đế có thể sống trong môi trường từ nước ngọt đến nước lợ. Chúng là loài cá khỏe, không yêu cầu lọc nước nhiều, nuôi trong bể thì cần có lọc khí. Cá Hoàng Đế sống theo bầy đàn, cùng khả năng di chuyển nhanh, lắt léo.

Cá hoàng đế có ruột ngắn, trong miệng có răng sắc nhọn, chiều dài cơ thể có thể lên tới 70 cm. Cá hoàng đế ưa thích ăn và săn các loài cá con và mồi sống. Chúng thường được thả chung bể với những loài cá cảnh dữ. Trong bể nuôi, cá hoàng bảo yến là loài ăn rất nhiều và lớn, vì thế cần chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kìm hãm bớt sự phát triển của chúng.

Cá hoàng đế đầu gù

Cá hoàng bảo yến đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, mỗi lần thụ tinh có thể đẻ khoảng 3000 trứng. Cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con trong khoảng 9 tuần. Với lợi thế sức khỏe tốt nên cá Hoàng Đế có khả năng sinh tồn ở điều kiện khắc nghiệt. 

Tại hồ Trị An, dòng cá này đang thể hiện sự lấn lướt các loài cá bản địa. Cá hoàng đế có tốc độ nhanh, kích thước lớn, săn bắt giỏi. Chúng đe dọa sự phát triển của các động vật sinh sống bản địa rất cao.

Cá sim tím, cá thiên thần sim tím - Coral Beauty Angelfish

Cá sim tím hay còn gọi là cá thiên thần sim tím. Cá có tên tiếng anh là Coral Beauty Angelfish. Chúng có kích thước dài khoảng 10 cm, khá khỏe mạnh và dễ nuôi. Thân và đầu cá sim tím có màu xanh hoàng gia đậm, nổi bật với màu cam óng ánh đến vàng. Coral Beauty Angelfish là một trong những thiên thần dễ chăm sóc nhất. Cá sim tím thường khá sẵn có và tương đối rẻ khi so sánh với các loài cá biển khác. 

Coral Beauty Angelfish thường khá hiền lành nhưng có thể gây tham chiến với những con cá trong bể. Trừ khi bạn có một cái bể thật lớn, chúng sẽ đánh nhau để tranh giành lãnh thổ.

Cá sim tím

Cá sim tím yêu cầu một bể 70 gallon hoặc lớn hơn với nhiều nơi ẩn náu và đá sống để chăn thả. Không phải là một sinh vật sống tốt ở rạn san hô, cá thần tiên Coral Beauty dễ cắn vào các loại san hô cứng và mềm (động vật không xương sống không cuống).

Chế độ ăn của Coral Beauty Angelfish nên bao gồm tảo Spirulina , tảo biển, các chế phẩm cá thần chất lượng cao, tôm mysis hoặc tôm đông lạnh và các loại thực phẩm nhiều thịt chất lượng khác.



Cá thù lù - Moorish Idol

Cá Thù Lù có tên tiếng anh là Moorish Idol. Cá thù lù có bề ngoài giống cá chim cờ, nhưng chúng không thuộc họ cá bướm mà là thành viên duy nhất của gia đình Zanclidae, và là họ hàng gần của Tangs hoặc Surgeonfish. Cá thù lù là một trong những loài cá phổ biến nhất, bạn có thể tìm thấy nó ở khắp Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, khắp Thái Bình Dương nhiệt đới. Cá rất nổi tiếng trong bộ phim Finding Nemo.



Trong tự nhiên, cá Thù Lù có thể đạt tới kích thước 18 cm, nhưng trong bể nuôi, chúng thường chỉ đạt 10 cm. 

Cá Thù Lù với hình dạng đặc biệt nên cần có không gian để bơi, bể cá cần có độ sâu và thể tích tối thiểu khoảng 120 gallon nước. 


Cá thù lù có tính cách hiền lành, chúng thong dong bơi lội tạo ra sự thư thái để ngắm nhìn. Cá thù lù có thể tương thích với hầu hết các loại cá và động vật không xương sống lớn hơn, nhưng không nên nuôi chung với quỳ, san hô, và các loài xương sống nhỏ. Chúng có thể gặm và phá san hô.

Cá Thù Lù là một con cá cảnh biển duyên dáng xinh đẹp nhưng lại rất khó nuôi. Chúng cần lượng lớn thức ăn tự nhiên là tảo và bọt biển trong giai đoạn làm quen với bể, sau khi đã thích nghi, chúng cần cung cấp một chế độ ăn uống khá đa dạng, thịt băm nhỏ, tôm mysis, tôm giàu vitamin ngâm nước muối, spirulina và tảo. Cá Thù Lù cần được tỉ mẩn cho ăn nhiều lần trong ngày với lượng ăn được tính toán kỹ lưỡng.

 


Cá đuôi kéo, cá lòng tong, cá phi tiêu - Scissortail Rasbora fish

Cá đuôi kéo còn có tên gọi là cá lòng tong đuôi đen, cá phi tiêu, cá lòng tong đuôi kéo, cá lòng tong đuôi sọc. Cá đuôi kéo có tên tiếng anh là Scissortail rasbora fish, tên khoa học là Rasbora trilineata. Cá đuôi kéo là loài cá nhỏ, hiền lành có xuất xứ từ Đông Nam Á. Ở Việt Nam cá đuôi kéo phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá đuôi kéo chủ yếu từ khai thác tự nhiên, chúng là một loại cá cảnh nhỏ được xuất khẩu và cũng được người dân dùng làm thực phẩm.

Cá đuôi kéo có thân trong mờ, một sọc đen pha vàng chạy dọc thân, chóp 2 thùy vây đuôi có 2 vệt đen xen kẽ các vệt trắng và vàng, khi cá nghỉ thì đuôi cá rung nhẹ tựa như đuôi kéo. Kích thước cá chỉ khoảng 8- 10cm, tuổi thọ khoảng 5 năm.


Cá đuôi kéo có tính cách hiền lành, dễ kết hợp nuôi chung cá đuôi kéo được với nhiều loại cá hiền lành khác. Chúng sống thành đàn, bơi ở tầng mặt và tầng giữa, trong bể thủy sinh chúng có vẻ đẹp dung dị mộc mạc với ánh bạc lấp lánh. 

Cá đuôi kéo ăn tạp dễ nuôi, trong tự nhiên thức ăn của chúng là rong tảo, côn trùng, giáp xác nhỏ. Trong bể nuôi chúng ăn trùng chỉ, côn trùng, giáp xác và cả thức ăn viên.


Cá đuôi kéo phát triển tốt ở nhiệt độ từ 23-25 độ C; pH từ 6,5-7,0; độ cứng từ 2 đến 12 dGH. Chúng yêu cầu một khu vực bơi lội rộng và hoạt động tốt nhất trong các bể dài. Bể cũng nên có nắp đậy vì cá có khả năng nhảy ra ngoài.


Con đực thường nhỏ hơn và mảnh mai hơn con cái. Khi sẵn sàng đẻ trứng, con đực có màu đậm hơn. Con cái nhìn chung bụng to và tròn hơn, đặc biệt là khi nhìn từ trên xuống.

Cá đuôi kéo thường sinh sản vào mùa mưa ở miền Tây Nam bộ. Cá thường đẻ trứng trên rong hoặc những cành cây, sau khoảng 24h trứng sẽ nở thành cá con.

Đến mùa lũ, loài cá này thường di chuyển về phía rừng ngập lũ để giao phối và sinh sản. Sau khi nước lũ rút chúng sẽ quay trở lại các con sông để sinh sống và phát triển. Cá lòng tong thường sống thành từng bầy lớn và bơi ở khu vực gần mặt nước.

Trong bể nuôi, khi cá đẻ trứng thì nên tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ. 

Cá đầu bạc, cá bạc đầu, cá sóc - Blue Panchax Killifish

Cá đầu bạc còn gọi là cá sóc, cá killi đầu bạc. Cá đầu bạc có tên tiếng anh là Blue Panchax Killifish, danh pháp khoa học là Aplocheilus panchax. Chúng có kích thước nhỏ, cá trưởng thành chỉ dài khoảng 4cm. Chúng được phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam ...
  
Blue Panchax Killifish

Trong tự nhiên cá đầu bạc được tìm thấy ở các kênh, mương, ao, hồ chứa, vùng đất ngập nước có nhiều cây cối rậm rạp và cả vùng nước lợ. Chúng phát triển mạnh khi ăn ấu trùng muỗi đậu trên mặt nước

Cá đầu bạc có 1 cái chấm sáng đặc trưng ở trên đỉnh đầu. Chúng thích sống bầy đàn, đẻ trứng mỗi lần khoảng 200-300, gặp môi trường mát trứng sẽ nở. Cá đầu bạc là loài ăn tạp, khá dễ nuôi, thường sống tầng mặt và tầng giữa, tuy nhiên để kiếm mồi chúng vẫn hay xuống cả tầng đáy. 

Cá killi đầu bạc ưa sống ở nhiệt độ 22-30 độ C, đôi khi chúng còn chịu được cao hơn rất nhiều ở những vũng nước tù đọng ngoài đồng ruộng; PH từ 6,0-8,0; dH khoảng: 5 - 12


Cá killi đầu bạc - Aplocheilus panchax

Cá bạc đầu trống có màu óng ánh rất đẹp, vi trên có chấm đen trắng và vi dưới có viền đỏ cam, vi đuôi có chấm màu và viền trắng. Con mái nhạt màu hơn vi đuôi không có viền trắng. Vi lưng có chấm đen trắng đôi khi thêm màu cam.

Cá bạc đầu là loài đẻ trứng, chúng thường đẻ lên giá thể cây thủy sinh, trứng nở sau 11 – 15 ngày. Cá ăn côn trùng nhỏ, cung quăng, thức ăn viên dạng nổi, cá khỏe, dễ nuôi, môi trường nước trong và mềm, ngọt hoặc lợ.

 

 



Cá tam giác - Harlequin fish

Cá tam giác có tên tiếng anh là Harlequin fish, tên khoa học là Trigonostigma heteromorphai. Cá tam giác có nguồn gốc ở miền nam Thái Lan, bán đảo Malaysia, Singapore, và các đảo Borneo và Sumatra. Cá tam giác trưởng thành có thể đạt kích thước 3,5 - 4,5 cm. 

Cá tam giác chủ yếu sinh sống ở các đoạn suối chảy nhẹ trong rừng và các nhánh sông, nơi các loài thực vật thủy sinh ngập nước mọc dày. Nước đôi khi có màu nâu nhạt đến hơi vàng do sự hiện diện của tannin và các chất hóa học khác được giải phóng khi phân hủy chất hữu cơ và chất nền rải rác với lá rụng, cành và cành. Những môi trường như vậy có đặc điểm là chứa nước mềm, có tính axit yếu đến trung tính và thường thiếu ánh sáng do thảm thực vật cận biên dày đặc và các tán rừng phía trên.

Cá tam giác

Cá tam giác là một loại cá cảnh nhỏ, phần thân dưới của cá có hình tam giác đen rất dễ nhận biết. Cá tam giác thường được nuôi thành bầy trong hồ thủy sinh vì chúng có tính hiền lành, thân thiện dễ sống chung với các loài cá nhỏ khác như cá neon, cá sóc đầu đỏ, cá trâm, ... 

Cá tam giác dễ nuôi và khỏe, nhất là trong môi trường thủy sinh. Một đàn cá tam giác từ 10 con trở lên trong bể thủy sinh sẽ giống như một đàn chim bay lượn trên bầu trời. Duy trì một đàn số lượng vừa phải sẽ không chỉ làm cho cá bớt lo lắng mà còn mang lại hiệu quả hiển thị tự nhiên hơn. Con đực cũng sẽ hiển thị màu sắc đẹp nhất của chúng khi chúng cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của con cái.


Cá khá khỏe nên vẫn phải cẩn thận có nắp đậy phòng cá nhẩy ra khỏi bể.  Cá di chuyển nhanh, tạo không gian sôi động vui mắt. Thức ăn cho cá tam giác: cá có thể ăn thức ăn viên cho tới giáp xác, côn trùng nhỏ, trùng chỉ ….


Môi trường sống tốt cho cá tam giác là ở nhiệt độ từ 21-28 ° C; pH :  5,0 - 7,5; Độ cứng :  18 - 215 ppm

Cá tam giác đực thường có cơ thể lớn, và mầu sắc đậm hơn cá tam giác cái. Cá tam giác cái có phần bụng phình to. Cá tam giác khoảng 8 tháng tuổi là có thể bắt đầu sinh sản.


Khi cá tam giác ở tình trạng tốt, chúng sẽ  đẻ trứng thường xuyên và trong một bể cá trưởng thành, trứng được gắn vào mặt dưới của lá cây rộng hoặc các vật thể khác chứ không nằm rải rác một cách ngẫu nhiên. Nhiều trường hợp có thể một số lượng nhỏ cá con có thể bắt đầu xuất hiện mà không có sự can thiệp của con người.

Cá tam giác đẻ trứng, mỗi lần từ 100-200 trứng. Khi cá thụ tinh xong nhớ vớt chúng ra tránh việc cá đói sẽ ăn luôn trứng mới đẻ. Cá bột có thể cho ăn bo bo và chăm sóc giống như với các loại cá bột nhỏ khác.

Cá nóc hòm, cá bò hòm

Cá bò hòm hay còn gọi là cá nóc hòm, cá tăng thiết giáp. Cá nóc hòm có ở nhiều nơi trên thế giới với kích cỡ và mầu sắc đa dạng. Ở Việt Nam, cá nóc hòm là đặc sản ở vùng biển Phan Thiết- Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Cá nóc hòm sống trong các đầm vịnh và vùng biển lặng, có thể đánh bắt dễ dàng, tuy nhiên, số lượng cá rất ít lại chưa có ai nuôi loại cá này. Cá bò hòm ở biển Phan Thiết có thịt trắng phau, có sớ dọc và dai giống hệt thịt gà, mùi thơm cũng không hề nghe mùi cá. Loại cá này sinh trưởng chậm nên được coi là món ăn thượng phấm quý hiểm không dễ thưởng thức được


Đặc điểm ngoại hình của cá bò hòm cũng lạ lùng như tên gọi của nó. Lớp da của cá bò hòm rất dày và cứng, có những lốm đốm màu đen. Trông cá bò hòm bơi cũng hơi kỳ khôi, thân hình núc ních gần như không di chuyển được, vì thế nó chỉ có thể di chuyển bằng cái đuôi ngắn ngủn, đôi vay bé xíu và thêm chiếc vảy chĩa ngược trên lưng.

Cá nóc hòm vàng

Do có các vảy giáp nặng nề nên cá nóc hòm chỉ bơi lội chậm chạp, nhưng rất ít các loài cá khác có thể ăn thịt chúng. Mặc dù cá trưởng thành nói chung trông khá vuông vức nhưng cá non thì thuôn tròn hơn và nói chung có màu sáng hơn.






Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Cá cánh buồm, cá hắc quần, cá váy - Skirt tetra

Cá cánh buồm còn có những tên gọi như: cá hắc quần, cá váy, cá bánh lái. Cá váy tên tiếng anh là Skirt tetra, petticoat tetra, Widow tetras. Chúng có tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi. Cá cánh buồm có xuất xứ từ Nam Mỹ, chủ yếu ở Argentina, Bolivia, Brazil và Paraguay. Cá cánh buồm trưởng thành có kích thước trung bình từ 5 – 7 cm, sống ở tầng nước giữa và di chuyển thành theo đàn. 

Cá cánh buồm

Cá cánh buồm có kích thước nhỏ sống theo đàn nên nuôi chúng theo đàn từ 6 con trở lên, bể cá sẽ trở nên rất sinh động. Tuy vậy giống như cá tứ vân, cá váy có thể rỉa vây cá có tốc độc chậm, nhất là với cá vây dài. Nếu bể bơi không lớn, cần tránh tình trạng quá đông, điều này sẽ khiến chúng căng thẳng và ngăn chúng có được hoạt động cần thiết.

Cá cánh buồm có nhiều trên thị trường là loại đen có ánh bạc. Hiện nay, cá cánh buồm được lai tạo chọn lựa ra nhiều mầu sắc mầu vàng, trăng, cam, đỏ, hồng, xanh lá cây, tím. Vây và đuôi nhiều dòng cũng dài hơn so với cá hắc quần nguyên bản.

Cá váy vàng

Cá váy ưa sống môi trường có ánh sáng vừa phải. Cá không yêu cầu quá nhiều oxy, ưa thích nhiệt độ nước trung bình từ  21 – 27 độ C. Chúng thích nước mềm, độ cứng nước từ 4 – 8 (dH), độ pH trung bình từ 6.0 – 7.5. Ở các con sông ở Nam Mỹ, môi trường sống bản địa của cá váy là nước ấm và hơi có tính axit. 

Cá váy vây dài

Trong điều kiện nuôi nhốt, cá váy có tuổi thọ khá ngắn, chúng chỉ sống được từ 3 đến 5 năm. Cá váy hiển thị nhiều màu sắc rực rỡ hơn nếu bạn cung cấp ánh sáng mờ.

Cá cánh buồm là loài ăn tạp, không đòi hỏi và có thể ăn mọi loại thức ăn bạn thả vào bể: trùn chỉ, giáp xác hay côn trùng loại nhỏ, cám, cơm, bánh mì... Thực phẩm sống và đông lạnh thỉnh thoảng được bổ sung là đủ.


Cá cánh buồm trống thường có vây dài, thân cá thon thả, màu đậm, vây hâu môn rộng bản hơn cá mái. Cá mái có vây ngắn hơn cá đực, màu sắc nhạt hơn, thân hình cá tròn trịa, đầy đặn.

Để có thể ép cá cánh buồm đẻ thì nên thả ít nhất 3 cặp cá để chúng bắt cặp. Có thể kiểm tra cá cái có trứng không bằng cách tắt đèn và dùng đèn pin rọi từ phía sau mình cá. Sau 2 ngày, khi thấy bụng cá cánh buồm mái xẹp và có những hạt li ti màu vàng vàng ở dưới đáy hồ thì bắt hết cá ra, sau khoảng 1-2 ngày sau, cá con mới nở. Cho cá cánh buồm con ăn bobo, Artemia,… Sau 6 tháng là cá con đã trưởng thành và có thể cho ép đẻ tiếp.

Cá hắc quần, cá váy đen


Cá thủy tinh, cá kính - Ghost catfish

Cá thủy tinh còn được gọi là cá kính, cá trê kính, cá ma. Cá thủy tinh có tên tiếng anh là Ghost catfish, glass catfish; danh pháp khoa học là Kryptopterus vitreolus. Cá thủy tinh là một loài cá da trơn nhỏ. Đặc điểm độc lạ của cá là thân hình trong suốt, có thể nhìn thấy xương và các nội tạng bên trong của cá. 

Cá thủy tinh giúp cho bể thủy sinh thêm phần độc đáo, loài cá lúc ẩn lúc hiện, rất thú vị mà giá thành lại phải chăng. Cá thủy tinh bơi theo đàn hòa lẫn vào nhau khiến con mồi lẫn kẻ thù khó mà phát hiện.


Cá thủy tinh ở ngoài tự nhiên còn khá nhiều và chủ yếu được khai thác ngoài tự nhiên. Cá được người dân địa phương đánh bắt ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm.

Ghost catfish

Chăm sóc cá thủy tinh

Cá thủy tinh thích hợp nuôi trong bể trồng cây thủy sinh với ánh sáng yếu hoặc vừa. Cá thủy tinh ưa thích tụ tập nơi nước chảy và có bóng râm. Nên nuôi cá theo đàn, thả nhóm từ 5-10 con, nếu phải sống đơn độc, không theo đàn, chúng có xu hướng căng thẳng, bỏ ăn, bị bệnh tiêu hóa và chết. Chỉ nên nuôi chung cá với những loài cá hiền lành.  


Cá thủy tinh khá nhạy cảm với điều kiện chất lượng nước, cần hệ thống lọc ổn định và định kỳ thay từng phần nước bể nuôi. Nhiệt độ lý tưởng để cá phát triển tốt vào khoảng 22 đến 26 độ C.

Thức ăn của cá thủy tinh bao gồm giáp xác, bo bo, chùn chỉ, côn trùng, trùng chỉ và thức ăn viên....

Cá thủy tinh sinh sản

Cá tinh là loài đẻ trứng. Cá thủy tinh đẻ trứng dính trên giá thể mềm như cây thủy sinh. Nên tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ vì cá bố có xu hướng ăn trứng cá con. Trứng cá thủy tinh sẽ nở sau 24 đến 48 giờ.

Cách nuôi, chăm sóc và luyện cá chọi betta

Cá chọi hay còn được gọi là cá đá, cá betta. Cá chọi là dòng cá cảnh nhỏ thích đánh nhau, màu sắc đa dạng và bộ đuôi rất đẹp. Các loại cá betta 

Cá betta có sức sống rất khỏe, chúng có thể sống trong điều kiện không cần nhiều oxy. Cá chọi có một cơ quan khí quản phức tạp trên đầu cho phép chúng lấy oxy trực tiếp từ không khí, bổ sung cho nguồn oxy hấp thu bằng mang ở dưới nước. Có thể đóng gói cá chọi vào trong túi ni lông có bơm khí và cho nhịn đói 2 tuần cũng không sao. Nhưng nếu không tiếp xúc được với mặt nước, cá chọi sẽ bị "chết đuối". Cá betta có tập tính đánh nhau để tranh giành con cái và bảo vệ lãnh thổ. Chúng cần được nuôi riêng khi trưởng thành, nuôi cá betta chỉ cần một lọ nhỏ là được.


Thức ăn cho cá đá tốt nhất là bo bo, lăng quăng, trùn chỉ. Với những bạn ơ phố khó mua và kiếm chùn chỉ hay lăng quăng, có thể cho ăn thịt sống hoặc chín, cá sẽ không phát triển sung bằng cho ăn chùn chỉ, động vật giáp xác nhưng chúng vẫn sống khỏe.

Cá betta

Về môi trường sống, cá chọi chỉ cần một lọ nhỏ sạch sẽ, nhưng khi có lá bàng khô, lá chuối khô. Có thể ngâm nước khoảng một tuần rồi cho vào bể cho cá thêm khỏe mạnh.

Sinh sản của cá chọi

Cá chọi đực khi mới quen cá chọi cái sẽ có màn làm quen là tẩn cho cá chọi cái một trận để quen nhau, một hành vi tình cảm đầy bạo lực. Khi cá chọi cái đã chịu, cá chọi đực quấn cá chọi khiến mái đẻ trứng. Sau đó, cá chọi đực sẽ thả bong bóng và chăm sóc trứng đến khi trứng nở. Thời điểm cá con nở cần chú ý lượng oxi trong bể và chất lượng nước, tránh ô nhiễm nước làm hỏng trứng.

Sau khi cá con nở được 03 ngày thì có thể cho cá ăn trùng cỏ từ lá xà lách đã ngâm thối rữa. Mỗi lần cho ăn nên dùng cách châm nước để tránh thối bể. Ngoài ra lòng đỏ trứng sau khi đã xử lý rửa sạch cũng có thể cạo một lượng nhỏ cho cá bột ăn. 

Cá đá con sau 2 tuần là có thể ăn được bobo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ, lúc này có thể thay nước cho cá. Cá con nên nuôi chung với rong, không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ dễ bị nhiễm kí sinh khiến cá lâu lớn và chết dần. Giữ sạch bể cá betta hầu như khỏe mạnh ở các loại nước khác nhau,chẳng hạn như nước cứng và mềm. Với cá betta không nên thay nước thường xuyên.



Luyện cá chọi

Cá đá đực cho chọi thường có 3 kiểu cắn cơ bản: Cắn vây, Cắn thân, Cắn đầu. Trong đó cắn đầu là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu toàn chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy anh nào có được phẩm chất này rất được ưu ái chọn làm giống.


Để tăng thể lực cho cá, ngoài chế độ ăn thì với cá để đá còn cho chúng tập thể dục như g thì theo cho bơi ngược dòng hoặc cho rượt cá mái trong chậu lớn. Nhưng chú ý với cá đá dùng để chọi thì phải tránh việc quấn cá và nuôi cá con, hai việc đó khí cá đá đực hao tổn thể lực.

Khi chọn cá đá để chọi thì cần chọn con mạnh chứ không chọn con đẹp. Một con cá đá thực thụ thì ra trường đấu không quá 2 lần trong đời, đến lần thứ 3 sẽ không đảm bảo thể lực tốt nhất. Khi cá đã vỡ, lúc đó sẽ được ưu tiên về làm giống, trưng cảnh hoặc vứt bỏ.


Khi thả cá chọi vào một cái chậu được ngăn đôi bằng một tấm kính, chúng sẽ phùng mang trợn mắt lên đe dọa nhau. Sau khi 2 con cá đá đã thật sung thì rút tấm kính ra cho đá. Thậm chí để cá sung, đánh nhanh nhiều người còn sóc cá để cá tức khí lao vào đánh nhau.

Cá rồng cửu sừng, cá khủng long - Bichir fish

Cá rồng cửu sừng còn có tên cá cửu long sừng, cá khủng long, cá nhiều vây sông Nin. Cá rồng cửu sừng có tên tiếng anh là bichir fish, tên khoa học Polypterus bichir. Đây là loài cá có vẻ ngoài mang dáng dấp của loài khủng long thời tiền sử. Dù có tên là cá rồng cửu sừng, nhưng loài này có thể mang tới 12 chiếc vây trên mình. Một số loài cửu sừng hoàng đế có thân ngắn, số vây có thể giảm xuống chỉ còn 7 chiếc.

Cá rồng cửu sừng là loài rất khỏe và dễ nuôi có nguồn gốc ở Đông Bắc Châu phi trên dòng sông Nin. Chúng thích vùng nước nông, đầm lầy và cũng có thể phát triển mạnh ở vùng nước lợ. Vì sống trong vùng nước âm u nơi nên những con cá này có thị lực rất kém. Thay vào đó chúng sử dụng các giác quan khác để điều hướng và tìm kiếm thức ăn. Cá rồng cửu sừng có khứu giác tốt và cũng có thể cảm nhận được điện trong nước. Chúng có ampullae Lorenzini là những cơ quan nhỏ có thể nhận điện của các loài động vật khác trong nước. 

Tuổi thọ trung bình của cá rồng cửu sừng thường là 10-15 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên, không nằm ngoài khả năng chúng sẽ đạt 20 tuổi nếu được chăm sóc hoàn hảo 


Cá rồng cửu sừng là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn của chúng khá đa dạng bao gồm tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ... Chúng cũng ăn vào ban đêm, một điểm khác khiến chúng hơi khác so với nhiều loài cá nước ngọt phổ biến. Cá rồng cửu sừng khi nuôi theo đàn thường sẽ phát triển nhanh hơn. 

Cá rồng cửu sừng có một cặp phổi và cần tiếp cận bề mặt để lấy oxy, chúng thường lên đớp khí. Đây chính là đặc điểm để có thể tồn tại ở những khu vực đầm lầy. Cá có vây ngực khỏe  có thể xoay các vây này song song với mặt nền và sử dụng chúng để bò trườn ra khỏi nước. Bể nuôi cần có nắp đậy tránh chúng bò khỏi bể.

Cá rồng cửu sừng bạch tạng

Cá rồng cửu sừng có một số loại như cá rồng cửu sừng vàng, cá cửu sừng hoàng đế, cá cửu sừng hoa, cá cửu sừng mắt đỏ, cửu sừng bạch tạng. Với dân chơi cá cảnh, những con cá cửu sừng hoàng đế với vẻ ngoài xù xì, có phần xấu xí và hoang dã, cùng bản tính hung hăng được yêu thích hơn cả. Đặc biệt, những con cửu sừng càng ngắn được xem là càng quý hiếm, và được săn mua nhiều nhất. 



Cá rồng cửu sừng khi phát triển hoàn thiện có thể dài tới nửa mét. Đặc biệt, cá rồng cửu sừng có khả năng tái sinh các chi đã mất (kể cả tim) - một hiện tượng cực hiếm trong tự nhiên.  

Giống như nhiều loài cá quý hiếm khác, trong tự nhiên cá rồng cửu sừng từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do môi trường sống bị xâm phạm. Khi cá rồng cửu sừng được bảo vệ thông qua các dự án và thông qua nhân giống là sinh vật cảnh, chúng đã phục hồi trở lại và trở thành giống cá cảnh được ưa thích trên thế giới.

Cá cửu sừng hoàng đế thân ngắn

Sinh sản của cá rồng cửu sừng
Khi động dục, con đực sẽ theo đuổi con cái và nhẹ nhàng húc vào đầu con cái. Quá trình tán tỉnh này có thể kéo dài một hoặc hai ngày. Nếu thành công, con cái sẽ tìm kiếm một nơi để gửi trứng của mình.

Sau khi quá trình thụ tinh hoàn tất, bạn nên đưa cá bố mẹ ra khỏi bể và bắt đầu cho cá con ăn khi chúng đã sẵn sàng. Các lựa chọn thức ăn phổ biến như tôm ngâm nước muối và giun vi ba là một lựa chọn tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.

Cá rồng cửu sừng hoa



Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Cá vàng Oranda, cá vàng đầu lân - Oranda goldfish

Cá vàng oranda còn được biết đến với tên gọi cá vàng đầu lân.

Cá vàng oranda là loại cá vàng được nhiều người ưa thích vì chúng có cấu trúc cơ thể đẹp: thân tròn, bụng lớn gần bằng chiều dài, đuôi kép và bướu trên đỉnh đầu. Cá vàng Oranda có kích thước khá lớn. Cá vàng Oranda thông thường đạt từ 20 đến 25 cm với bộ vây dài gần 10 cm. Riêng loại Oranda Jumbo  còn to đến 45 cm. Cá vàng oranda khá dễ nuôi và tuổi thọ có thể lên tới 15-20 năm.


Đuôi ở cá vàng Oranda bao gồm: dạng đuôi mỏng (còn gọi là đuôi ribbon, đuôi nĩa hay đuôi kép cơ bản), đuôi xòe trông tương tự như đuôi voan và đuôi trung gian nằm giữa dạng đuôi ribbon và đuôi voan. Dạng đuôi ribbon có vây lưng kém phát triển trong khi dạng đuôi voan có vây lưng cao và trương thẳng hơn.

Cá vàng Oranda có ba loại vảy là ánh kim, bán kim và phi kim. Về mầu sắc: cá vàng oranda có những mầu sắc như mầu đỏ, màu trắng, mầu đen, mầu xanh và sự kết hợp giữa các mầu sắc. Riêng mầu đen hoàn toàn rất khó giữ màu đen này lâu ở một số cả thể, khi đến một điều kiện nhất định vẩy sẽ đổi thành màu đồng vàng.


Phần bướu trên đầu cá sẽ càng ngày càng phát triển khi cá lớn hơn. Trong hầu hết các trường hợp, phần bướu không bắt đầu xuất hiện cho đến khi cá được khoảng ba hoặc bốn tháng tuổi. Thậm chí, nó vẫn chưa phát triển đầy đủ cho đến khi chúng được hai tuổi. 


Việc chăm sóc cá vàng Oranda khá dễ nếu bạn hiểu nhu cầu cơ bản của chúng và biết cách duy trì một môi trường sống ổn định và lành mạnh.

Cá vàng oranda thích môi trường nước mát mẻ khoảng 18-23 độ C. Mức độ pH: 5,0 đến 8,0 (độ pH trung tính khoảng 7,0 là tốt nhất). Độ cứng của nước: 4 đến 20 dGH
 
Giống như những chú cá vàng khác, cá vàng oranda là loài thích bơi lội và không thích ẩn náu. Chúng là loài cá chậm chạp hiền lành nên cần tránh thả chung với các loài cá dữ, cá dỉa vây, cá mút nhớt, cá to bơi nhanh.


Sinh sản của cá vàng Oranda

Tạo một bể nuôi riêng với các điều kiện tương tự như bể nuôi chính. Sự khác biệt duy nhất với bể này là nó cần cây lá mịn. Cá sẽ đẻ trứng vào lá cây. Bạn cũng có thể sử dụng một cây lau nhà để cho đẻ trứng.

Trước khi đẻ, những con cá sẽ đuổi nhau xung quanh bể và trước khi sinh sản, màu sắc chúng thường đậm. Con cái có thể đẻ tới 10.000 quả trứng trong vài giờ. Sau khi xử lý xong, ngay lập tức loại bỏ những con trưởng thành để tránh chúng ăn trứng.

Trứng sẽ nở trong vòng 2-3 ngày.Trong một số trường hợp, có thể một tuần trứng mới nở. Sau khi trứng nở, bạn có thể cho cá con ăn trúng cỏ hoặc thức ăn lỏng trong vài ngày. Sau khi chúng lớn lên một chút, bạn có thể cung cấp artemia cho cá con.