Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Cá hắc kỳ - Black phantom tetra

Cá hắc kỳ có tên tiếng anh là Black phantom tetra, tên khoa học là Hyphessobrycon megalopteus. Cá hắc quần màu đỏ chính là cá hồng tử kỳ- Red phantom tetra. Cá hắc kỳ và hồng tử kỳ đều có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ Paraguay đến Braxin. Chúng đưược du nhập và cho sinh sản tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 21. 

Cá hắc kỳ có thân màu trắng trong, sau nắp mang có 1 vệt đen lớn xen kẽ một đốm xanh lơ nổi bật. Vây lưng giương cao với mảng màu đen lớn đặc trưng, vây đuôi màu đen. Vây bụng và vây hậu môn màu đỏ nhạt (ở cá cái) đến trắng xám (ở cá đực).


Giữa những con cá hắc kỳ đực có những cuộc chiến giả, như một màn múa võ giương oai mà không con nào bị tổn thương.

Cá hắc kỳ là loài dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Cá ăn tạp bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên, cơm, cám ....

Kích hoạt sinh sản cho cá hắc kỳ bằng cách hạ thấp độ pH xuống 5, 5 và giảm độ cứng của nước xuống 4. Lọc than bùn là phương pháp tốt nhất để đạt được các thông số nước mong muốn. Thiết lập một bể nuôi sinh sản với nhiều cây nổi và ánh sáng mờ, không cần chất nền dể dễ vệ sinh sạch sẽ.  Con đực sẽ tham gia vào một màn tán tỉnh công phu kết thúc bằng việc con cái giải phóng tới 300 quả trứng. Cá bố mẹ đẻ xong cần loại bỏ chúng ra khỏi bể. 


Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Cá mây trắng, cá mây tím - White Cloud Mountain Minnow

Cá mây trắng còn được gọi là cá mây tím, cá mây vàng. Cá có tên tiếng anh là White Cloud Mountain Minnow, thường được gọi tắt là White Cloud Fish. Đây là loài cá nhỏ, nhiều màu sắc, từng được gọi là "đèn neon của người lao động" bởi vì chúng khá giống cá neon về màu sắc nhưng rẻ hơn cá neon. 


Nguồn gốc của cá mây trắng là  ở Việt Nam và Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1980, loài này đã không được nhìn thấy trong tự nhiên trong hơn 20 năm, dẫn đến người ta tin rằng nó đã tuyệt chủng. May mắn thay, một số lượng nhỏ các quần thể bản địa đã được phát hiện ở các địa điểm biệt lập trong tỉnh ven biển Quảng Đông và đảo Hải Nam ở Trung Quốc, cũng như ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Môi trường sống của cá mây trắng ở nguồn nước suối rất nhiều thảm thực vật cạn. Cá mây trắng đã được nuôi sinh sản nhân tạo ở khu vực Châu Á. Cá Mây trắng khỏe mạnh và màu sắc khá thú vị và đặc biệt là bản tính hiền hòa bơi theo đàn nên được nhiều người chọn nuôi trong hồ thủy sinh.


Cá mây trắng vẫn còn rất hiếm trong tự nhiên. Các nỗ lực đang được tiến hành để đưa các quần thể nuôi nhốt vào tự nhiên.

Cá mây trắng khi trưởng thành có chiều dài khoảng 4 cm, con đực mảnh mai và sặc sỡ hơn con cái. Chúng là loài cá sống ở tầng trên hoặc tầng giữa và hiếm khi được nhìn thấy ở vùng đáy của bể.

Miệng của cá mây trắng chếch lên trên, hàm dưới hơi nhô ra. Chúng có vây lưng nằm phía trên đường giữa của cơ thể, thẳng hàng với vây hậu môn. Cơ thể có màu nâu đồng lấp lánh, với một đường huỳnh quang chạy từ mắt đến đuôi, nơi nó kết thúc bằng một điểm tối được bao quanh bởi màu đỏ rực rỡ. Bụng trắng hơn thân, vây hậu môn và vây lưng có màu đỏ và viền trắng. Một số biến thể màu sắc tồn tại, bao gồm một loại vàng cũng như một biến thể vây dài được gọi là sao băng minnow.

Cá mây trắng nên được nuôi trong các trường có quy mô tốt, tốt nhất là từ 5 con trở lên. Khi được giữ riêng lẻ, chúng có xu hướng mất màu và có xu hướng lẩn trốn và không tích cực bơi lội. Chúng hòa bình và rất hợp với những loài cá nhỏ hiền hòa khác. 

Cá mây vàng

Cá mây trắng thường được bán làm bạn đồng hành của cá vàng, do cả hai loài đều thích và chịu được nhiệt độ nước lạnh hơn. Tuy nhiên, cá vàng to có thể ăn cá mây trắng có kích thước nhỏ. Vì vậy, kết hợp hai loài này trong cùng một bể cá chưa hẳn là một ý kiến ​​hay. 

Khi được nuôi trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, loài cá này rất cứng cáp và rất thích hợp cho những người mới bắt đầu chơi cá. Cá có thể chịu được nhiệt độ từ 5 độ C đến 40 độ C. Nhưng nuôi cá mây trắng ở nhiệt độ cao trên 72 F (22 C) sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.

Chất nền cho bể cá mây trắng phải mịn và có màu sẫm hơn, có nhiều thảm thực vật cũng như một số đá và gỗ lũa. Để một khu vực thoáng đãng để bơi lội và cung cấp ánh sáng dịu để làm nổi bật màu sắc của loài cá này. Độ cứng và độ pH của nước không quan trọng, nhưng bạn nên tránh quá mức. Tránh sử dụng tất cả các loại thuốc có chứa đồng, vì cá tuế núi mây trắng rất nhạy cảm với đồng.

Trong tự nhiên, cá mây trắng sử dụng miệng hếch của họ để ăn ấu trùng côn trùng nhỏ, sâu, động vật giáp xác và con mồi tương tự khác cư ngụ trong thảm thực vật dày đặc,sâu đông khô hoặc đông lạnh, bo bo, cyclopeeze, tôm ngâm nước muối hoặc các mặt hàng thực phẩm khác tương tự.

Tron bể nuôi, cá mây trắng ăn tất cả các loại thức ăn, bao gồm thức ăn sống, đông lạnh và mảnh. Chúng đặc biệt thích ấu trùng muỗi, giáp xác và tôm. Ngoài ra chúng ăn được nhiều loại thức ăn khô và đông lạnh, kể cả thức ăn sống. 

Phân biệt giới tính: Cá mái trưởng thành thường tròn bụng và thường lớn hơn một chút so với cá trống, cá trống nhiều màu sắc và thân hình mảnh mai hơn cá mái

Sinh sản: Cá mây trắng đẻ trứng lên cây thủy sinh, thực vật... Cần tách cá bố mẹ ra riêng sau khi hoàn thành thiên chức, vì cá bố mẹ có thể chúng sẽ ăn trứng của chúng. Ngược lại chúng lại ít khi ăn cá con của chúng.


Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Cá hề bông - Fuelleborn’s cichlid

Cá hề bông hay còn được gọi là cá ông hề bông. Cá có tên tiếng anh là Fuelleborn’s cichlid, tên khoa học là Labeotropheus fuelleborni. Cá hề bông có nguồn gốc từ hồ Malawi, đây là hồ lớn thứ ba ở Châu Phi và là hồ lớn thứ 8 trên thế giới, hồ nằm giữa các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. 

Cá hề bông

Cá hề bông có thân thon dài, đỉnh đầu dốc, miệng rộng. Đặc điểm dễ nhận ra chúng nhất là chiếc mõm chuyên biệt với hàm trên nhô ra ngoài trông rất ngộ nghĩnh. Phần nhô ra này tạo cho chúng hình dạng mặt giống chú hề đeo mũi đỏ trong rạp xiếc. Cấu tạo miệng và cùng với những chiếc răng hình cái đục cho phép chúng dễ dàng cạo tảo khỏi đá. Vùng nước mà cá hề bông sinh sống thường có nhiều sóng gió và chiếc mõm chuyên biệt này cho phép chúng nằm ngang trong vùng nước gồ ghề này trong khi kiếm ăn. Chúng cũng ăn động vật giáp xác nhỏ và giun.

Cá hề bông

Cá hề bông lên màu đẹp ở môi trường nước cứng với độ pH 8,0. Bể nuôi cá hề bông nên có ít nhất 55 gallon để cung cấp. Chúng rất nhạy cảm với chất lượng nước kém và cần một môi trường rất sạch sẽ. Bể cần bố trí lọc nước và sục khí thường xuyên.  Giống như tất cả các loài cichlid, cá hề bông có thể dễ dàng chăm sóc miễn là chất lượng nước được giữ ở mức cao và cung cấp các loại thức ăn thích hợp.  Bể cá hề bông nên trang trí rải nền cát, có bề mặt đá cho rong rêu phát triển và nhiều nơi ẩn náu. 


Trong môi trường bể cá, cá hề bông ăn tạp từ tảo, thực vật đến côn trùng, giáp xác, trùng ... Cá cũng ăn thức ăn viên

Cá hề bông sinh sản

Nên ghép cá hề bông theo tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 – 4 tuần. 




Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Cá dơi, cá cánh dơi, cá chim dơi - Striped mono fish

Cá chim dơi hay còn được gọi là cá cánh dơi, cá dơi, cá chim dơi sọc, cá chim sọc đen. Cá chim dơi có tên tiếng anh là Striped mono fish, tên khoa học của cá dơi là Monodactylus sebae. Cá chim dơi có nguồn gốc từ Châu Phi, ở Senegal và Angola. 

Cá cánh dơi bạc

Cá chim cánh dơi có chiều dài tối đa khoảng 25cm, và thường chỉ dài 15cm. Cá có thân hình khá độc đáo, đầu hình tam giác, mắt to, tổng thể cá giống như một hình thoi đẹp mắt, vây trên vây dưới cân bằng như cánh dơi dang rộng. Cá chim cánh dơi là loài cá hiền lành, dễ thả chung với cách loài cá hiền lành khác như cá thần tiên, cá dĩa. Cá chim dơi bơi khá nhanh và được khuyến khích nuôi theo đàn.


Chăm sóc cá chim dơi

Cá cánh dơi là loài rộng muối, cá con thích hợp môi trường nước ngọt, cá lớn thích sống ở môi trường nước lợ và mặn nhẹ. Cá chim dơi khỏe và lên màu đẹp ở nồng độ muối từ 7‰ trở lên. Khi mua cá cần tìm hiểu nguồn nước ở nơi bán để biết độ mặn thích hợp ban đầu cho cá, tập cho cá thích nghi dần ở môi trường mới.

Cá chim cánh dơi 4 sọc

Nhiệt độ thích hợp cho cá chim dơi phát triển là từ 24-28 độ C, độ pH từ 7-8,5. Cá chim dơi là loài hoạt động tích cực, bể cần có không gian rộng ở tầng giữa. Đáy bể trải sỏi hay cát, ánh sáng vừa phải. Cá chim dơi ăn tạp, chúng có thể ăn  thực vật thủy sinh, phiêu sinh động vật, tôm tép, cá con và thức ăn viên. 

Cá chim dơi có thể sinh sản ở kích cỡ khoảng 10 cm ở độ tuổi khoảng 1 năm. Chúng đẻ trứng, tuy vậy khá khó để cá sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. 



Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Cá mập cảnh, cá mập nước ngọt, cá tra yêu

Cá mập nước ngọt hay còn gọi là cá mập nước ngọt, cá tra yêu. Cá có tên tiếng anh là Iridescent shark catfish, tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus. Cá mập nước ngọt là loài cá tra làm kinh tế, hiện nay là loài cá rất phổ biến ở Việt Nam.

Cá mập nước ngọt có vẻ ngoài khá giống cá mập biển. Chúng là dòng cá khỏe, phàm ăn, dễ nuôi. Cá ăn tạp, đẻ trứng. Cá mập nước ngọt sống ở tầng nước giữa. Cá khá nhanh lớn, cho ăn vừa phải để nuôi lâu. Cá mập nước ngọt có kích thước nhanh lớn không thích hợp với bể thủy sinh.

Phân bố: Sông Mêkông và Chao Phraya ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam


Khác với cá mập biển săn mồi, cá mập nước ngọt khá hiền lành, chịu khó bơi lội. Nhưng loài này chịu lạnh không tốt, đặc trưng từ giống cá tra da trơn.

Hiện nay đã lai tạo ra dòng cá mập thái albino mắt đỏ rất đẹp và được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích.

Cá mập thái albino mắt đỏ 

Rất nhiều người nhầm cá mập cảnh và cá thành cát tư hãn là một nhưng thực tế chúng là hai loại khác nhau

Cá thành cát tư hãn có lớp da sẫm màu. Nó có cái đầu rộng, bẹp, không ria. Phần bụng màu trắng bạc, uốn cong trong khi phần lưng màu nâu sẫm. Các vây lưng, bụng và chậu có màu xám sẫm và tia vây đầu tiên kéo dài ra như sợi chỉ là loại cá cảnh hiếm.

Cá thành cát tư hãn, vây lưng rất dài và cao, đầu dẹp, bằng, miệng cận dưới không co duỗi được, rộng ngang và có hình vòng cung nằm trên mặt phẳng ngang

Cá Thành Cát Tư Hãn

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Cá bình tích, cá bình trà, cá trân châu - Molly Fish

Cá bình tích hay còn được gọi là cá trân châu, cá bình trà, cá molly. Cá bình tích có tên tiếng anh là Molly fish, tên khoa học là Poecilia Latipinna. Cá molly có nguồn gốc ở Trung Mỹ. Đây là một trong những loại cá cảnh phổ thông rất dễ nuôi.

Cá molly có một cái miệng nhỏ và hếch, nó có thể khai thác lớp màng mỏng nước giàu ôxy trên bề mặt bằng miệng hếch của mình, nhờ đó cá có thể sinh trưởng và phát triển được trong điều kiện oxi yếu. Chúng còn sống được cả trong môi trường nước lợ. Những con molly cái có bề ngoài ục ịch tròn trịa như cái bình tích.

Balloon molly fish

Cá bình tích có nhiều màu như trắng, đen, vàng, cam, muối tiêu ... với những tên gọi như cá bình tích muối tiêu, cá trân châu hoàng kim, cá trân châu trắng, cá hắc molly... Cá bình tích khá đa dạng về các loại đuôi như: Đuôi cánh buồm, đuôi cánh én.

Các loại cá bình tích
+Cá bình tích Sailfin molly là loại có vây lưng to lớn bất thường, dài từ đầu đến đuôi.
+Cá bình tích Balloon molly là loại có cái bụng to ục ịch.
+Cá bình tích lyretail molly: loại này khá giống với sailfin molly nhưng phần đuôi thu gọn lại như cánh buồm.
+Cá hắc molly: dòng cá bình tích đen
+Cá bình tích vàng: golden molly
+ Cá bình tích muối tiêu: Dalmatian molly

Cá trân châu Sailfin molly

Cá bình trà là loài ăn tạp, sống khỏe và sinh sản nhanh. Khí hậu ấm áp sẽ là môi trường thuận lợi cho cá sinh sản và phát triển. Cá có thể ăn nhiều loại thức ăn, từ phức tạp đến đơn giản. Ngoài các loại ấu trùng giáp xác, thịt, cá, tôm, cua, cám thì cơm, rong, rêu, tảo cá cũng xử lý hết. Cá bình tích là loại phàm ăn, nhất là loại mầu đen hắc molly.



Cá bình tích cái có kích cỡ thường to hơn cá đực, bụng cá phình to, thân mũn mĩn. Cá đực thường nhỏ mảnh hơn cá bình tích cái, nhưng vây lưng vây đuôi cá đực dài và đẹp hơn cá cái. Cá cái mang nhiều trứng với cái bụng to quá khổ. Cá bình tích dễ nuôi ngoài trời, bể thủy sinh, thậm chí là bể cá nhỏ nuôi cho trẻ con chơi với chi phí rẻ mà vẫn đẹp.

Cá trân châu sở hữu nhiều hàng răng rất nhỏ, hàng ngoài cùng là hàng lớn nhất. Với đặc tính đó chúng thích ăn rong rêu, kể cả những loại rong rêu có hại cho bể cảnh như: rêu tóc, rêu đen, tảo xanh… Cá bình trà góp phần quan trọng vào việc làm sạch bể cảnh. Cá bình trà phù hợp sống trong bể cá thủy sinh, trong điều kiện tốt nhất cá có thể sống 2-4 năm.

Cá bình tích 

Trong môi trường bể bình thường cá bình tích vẫn đẻ, nhưng để kích cá đẻ nhanh hơn thì chỉ cần cho cá vào môi trường yên tĩnh riêng biệt. Cá cái có thể lưu trữ tinh trùng rất lâu, thời gian mang thai của loài này là khoảng 3-4 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ, và một con cái có thể sinh nhiều lần trong năm. Mặc dù tỷ lệ giới tính của cá molly là cân bằng. Nhưng các quần thể trưởng thành có xu hướng chủ yếu là con cái vì con đực có vẻ như phải chịu tỷ lệ tử vong cao hơn do tính nhạy cảm cao hơn và bệnh tật.

Cá bình tích con khi sinh ra sẽ ngay lập tức biết bơi. Tuy nhiên, chúng khá yêu và chậm chạp nên dễ bị những loại cá khác trong bể ăn thịt. Vì vậy, khi cá bình tích mẹ sắp đẻ, bạn cần phải bắt chúng ra 1 bể khác và nuôi riêng cá bình tích con cho tới khi trưởng thành.


Cá trân châu hoàng kim



Cá vàng kỳ, cá vây vàng, cá tetra chanh - Lemon tetra fish

Cá vàng kỳ còn được gọi là cá vây vàng, cá tetra chanh. Cá có tên tiếng anh là Lemon Tetra fish, tên khoa học là Hyphessobrycon pulchripinnis. Cá vàng kỳ có nguồn gốc trên những nhánh nhỏ của sông Amazon, Nam Mỹ. Cá vàng kỳ có kích thước từ 3-4 cm, tuổi thọ khoảng 5 năm.

Cá vàng kỳ có tròng mắt màu đỏ đăch trưng. Cá có khá nhiều mầu sắc, mầu sắc dễ thấy là cá có màu vàng chanh phối với những viền đen trên các vây tạo nên vẻ đẹp cuốn hút. Cá vàng kỳ bơi theo đàn nên được nhiều người lựa chọn làm loài cá nuôi trong hồ thủy sinh

Nên duy trì một đàn cá khoảng 8 con trong bể, vì loài này hình thành hệ thống phân cấp thống trị tạm thời trong đó con đực cạnh tranh để giành được sự chú ý của con cái và do đó thể hiện hành vi thú vị hơn và màu sắc tốt hơn.

Cá vàng kỳ là loài cá nhỏ hiền lành, có thể nuôi chung với các loài cá hiền lành khác có cùng kích thước. Cá vàng kỳ ăn tạp và dễ nuôi, chúng có thể ăn thức ăn khô và động vật nhỏ như giáp xác, bobo, chùn chỉ ...

Cá vàng kỳ phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 20-28 ° C; pH :  5,0 - 7,5; Độ cứng :  18 - 215 ppm.


Cá đực thường có kích thước nhỏ hơn và màu sắc rực rỡ hơn cá mái. Khi ở trong tình trạng tốt, cá trưởng thành sẽ đẻ trứng thường xuyên. Cá vàng kỳ thường bắt cặp và đẻ trứng lên lá cây thủy sinh. Sau khi cá mái đẻ trứng hoàn tất thì cần tách cá bố mẹ ra hồ khác để tránh tình trạng chúng ăn trứng.

Cá vàng kỳ nhân giống khá dễ, giá cả trên thị trường khá rẻ. Vài chục ngàn là có một túi cá về thả tung tăng khắp bể. Đây là một loài cá rẻ, đẹp, khỏe cho bể thủy sinh.

 

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Cá công gô - Congo tetra

Cá công gô có tên tiếng anh là Congo tetra fish, tên khoa học là Phenacogrammus interruptus. Cá công gô là loài cá sống theo bầy đàn, thích hợp trong bể thủy sinh. Chúng nguồn gốc xuất xứ từ thượng nguồn sông Công gô. Cá công gô cư trú ở các dòng suối, phụ lưu, ao hồ và đầm lầy nơi môi trường nước âm u, hơi chua và có thảm thực vật cao. 

Trong tự nhiên, cá trưởng thành có thể đạt 12cm, trong bể cá thì chỉ lớn khoảng 10cm. Cá công gô tetra có tuổi thọ từ 3-5 năm.

Cá congo tetra

Cá công gô có màu sắc đẹp, vẩy lơn và đặc biệt là chiếc đuôi hình dáng độc đáo chỉ duy nhất chúng có. Cá có thân hình bầu dục dài với sự phối hợp hợp 2 màu vàng xanh ngọc sáng lấp lánh như ánh cầu vồng. Những chú cá công gô đực sẽ có mầu sắc đẹp hơn cá công gô cái.

Trong bể nuôi, chúng ta nên nuôi cá công gô theo đàn, cá sẽ tự nhiên và hoạt bát hơn. Cá công gô là loài cá hiền lành, sống hòa bình, thích hợp nuôi trong bể thủy sinh.


Trong tự nhiên, cá công gô sống ở nơi nước đục, tối và có tính axit nhẹ. Cá công gô sống ở tầng giữa và ăn tạp, chúng ăn tảo, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ.... Nhiệt độ để cá phát triển tốt là từ 23-28 độ C, độ cứng nước 3-18, pH từ 6,0-7,5. 

Cá Congo tetras là động vật ăn tạp; trong tự nhiên, chúng ăn côn trùng, sâu, thực vật và tảo. Chúng thích thức ăn sống, tươi và mảnh, cũng như tôm ngâm nước muối và giun huyết.


Sinh sản: một cặp Congo tetra nuôi vào bể sinh sản và để tối. Hầu hết các cặp sẽ đẻ trứng vào sáng hôm sau, hoặc khi đèn được bật trở lại; tối nên được duy trì trong ít nhất tám giờ. Cá công gô cái thường đẻ 300 trứng trở lên; tất cả đều có nhiều khả năng nở. Trứng nở từ năm đến tám ngày sau khi sinh sản.


Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Cá cánh buồm kim cương - Diamond tetra

Cá cánh buồm kim cương có tên tiếng anh là Diamond Tetra, tên khoa học là Moenkhausia pittieri. Cá có nguồn gốc Nam Mỹ. Cá có kích thước tối đa khoảng 6cm, tuổi thọ 3-6 năm.

Cá cánh buồm kim cương nổi bật với bộ vẩy màu tím bạc lấp lánh. Tuy vậy, lúc còn nhỏ thì màu sắc chúng chưa được rõ ràng, đến lúc trưởng thành những vảy kim cương lấp lánh sẽ hiện rõ cùng với vòng mắt đỏ cuốn hút người chơi cá thủy sinh.


Cá cảnh buồm kim cương là loài hiền lành, có thể nuôi chung với các loại cá có cùng kích thước. Cá  thích sống trong bể thủy sinh, với cường độ ánh sáng nhẹ. Cá cánh buồm kim cương thích hợp với bể có trải nền cát, gốc lũa và lá khô như trong môi trường thiên nhiên tại Amazon.

Cá cánh buồm kim cương ăn tạp từ trùng chỉ, tim bò đông lạnh cho đến thức ăn viên, thực vật… Nên bổ sung thực vật như rau diếp… cho cá cánh buồm để tránh tình trạng chúng thèm khát có thể ăn cây thủy sinh trong bể.


Cá cánh buồm kim cương trống thường nhỏ hơn cá mái. Vây lưng của cá trống dài, nhọn và có hình lưỡi liềm. Còn cá mái thân hình tròn, cá trống mảnh mai và đẹp hơn.

Cá cánh buồm kim cương sinh sản ở mức khá dễ, tuy nhiên cần để cho chúng tự bắt cặp và cặp trống mái cần cùng độ tuổi và kích thước. Độ cứng sinh sản gH= 4 hoặc thấp hơn chút.

Rêu phượng vĩ dài - Fissidens Nobilis Moss

Rêu Phượng Vĩ Đài có hình dáng mọc dài ra như đuôi phượng và ít phân nhánh. Rêu phượng vĩ dài có tên tiếng anh à Fissidens Nobilis Moss. Vì thuộc họ Fissidens nên chúng có bộ rễ rất khỏe, sau một thời gian ngắn là có thể bám lên được đá và lũa trong hồ. 

Tuy vậy,  tốc độ mọc của Rêu Phượng Vĩ Đài rất chậm nhưng sức sống lại rất mạnh và chỉ cần có Co2 thì chúng phát triển rất đẹp và đẻ nhiều nhánh con. Khi rêu mọc dài ra thì bạn cũng dễ dàng ươm ra lứa mới bằng cách cắt ngắn chúng đi và buộc vào giá thể.



Rêu phượng vĩ dài ưa phát triển ở nhiệt độ: 18 - 28 độ C, pH: 5.0 - 7.5, anh sáng đòi hỏi ở mức trung bình




Cá mèo cu gáy, cá mèo cuckoo - Cuckoo catfish

Cá mèo cu gáy hay còn gọi là Cá mèo Cuckoo. Cá có tên tiếng anh là cuckoo catfish, tên khoa học là Synodontis Multipunctatus. Cá mèo cu gáy là động vật bản xứ ở hồ Tanganyika phía đông miền trung châu Phi. 

Cá mèo cu gáy có những đốm cườm trên thân giống như cườm cổ của chim cu gáy nên được gọi là cá mèo cú gáy. Chúng hoạt động lanh lẹn cả ban ngày và ban đêm ở dưới tầng đáy bể, chúng là loài có thói quen bơi lộn ngược. Kích thước của chúng có thể đạt tới 27,5 cm.


Cá mèo cu gáy là loài cá da trơn đẹp và không quá hung dữ. Chúng thích sống ở bể cá có đáy cát mịn với các hang động và kẽ hở lớn để làm nơi ẩn náu.

Cá mèo cu gáy là động vật ăn tạp, chúng ăn thức ăn viên, giun huyết đông khô, ốc, cộng với thức ăn dạng mảnh chất lượng tốt.


Về sinh sản, cá mèo cu gáy là một loài ký sinh nuôi dưỡng đầy mánh khóe, giống y như loài chim tu hú. Chúng lợi dụng cá rô Cichlid đẻ trứng xuống nền để cá đực thụ tinh, những cặp cá mèo cu gáy sẽ để đến lũ cá Cichlid đang vờn nhau. Khi cá Cichlid cái đẻ thì cá mèo cái cũng lao vào đẻ và ổ trứng đó, thậm chí đôi khi nó còn ăn ngấu nghiến trứng cá rô Cichlid. Cùng lúc, cá mèo đực phóng vụt tới thụ tinh cho đám trứng. Tất cả quá trình này xảy ra chóng vánh trong vài giây, khi cá Cichlid cái vòng lại để ngậm trứng ấp miệng thì đã lẫn trứng cá mèo cu gáy.


Khi đám trứng ký sinh của cá mèo cu gáy đã nằm gọn an toàn trong miệng cá Cichlid, chúng bắt đầu chiếm lợi thế. Trứng cá Cichlid thường nở sau 6 - 7 ngày thụ tinh, trứng cá mèo sẽ nở sau 2 - 4 ngày. Vừa xuất hiện, những kẻ xâm phạm sẽ mau chóng bắt đầu ăn trứng cá rô phi chưa nở. Đôi khi, nếu không còn con cá rô phi non nào, cá mèo con chuyển sang ăn thịt lẫn nhau.



Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Cá cao xạ pháo, cá phun nước, cá mang rổ - Common archerfish

Cá cao xạ pháo còn được gọi là cá phun nước, cá mang rổ, cá mè rổ. Cá cao xạ pháo có tên tiếng anh là Common archerfish, tên khoa học là Toxotes chatareus.  Cá thuộc bộ: Perciformes (bộ cá vược), họ: Toxotidae (họ cá mang rỗ). Cá cao xạ pháo có kích thước tối đa khoảng 40 cm, đối với kích thước trung bình của 1 cá thể cá Cao Xạ Pháo rơi vào khoảng 18cm.

Trong tự nhiên, cá Cao Xạ Pháo phân bổ ở nhiều quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Malaysia, Phi-líp-pin, Indonesia, Papua New Guinea và phía bắc nước Úc. Ở Việt Nam, nguồn cá khai thác từ tự nhiên ở khu vực Miền Tây.


Cá cao xạ pháo có khả năng siêu đỉnh là dùng miệng phun nước xa hơn 2 mét để bắn trúng vào con mồi. Lực phun của chúng rất mạnh, luồng nước phun ra mạnh gấp 6 lần so với lực cơ hàm của cá. Khi con mồi dính đạn, chúng sẽ rơi xuống nước và thành bữa ăn cho cá. Đặc biệt chúng có thể tính toán được hiện tượng khúc xạ giữa không khí và nước để có một cú phóng đạn chuẩn xác. Với con mồi tĩnh chúng gần như bắn trúng 100%.

Cá phun nước ngoài khả năng bắn nước thì kỹ năng nhẩy vọt lên đớp mồi của chúng cũng khá tốt. Tốc độ của cá rất nhanh. Nhiều người dân Cần Thơ đã nuôi cá để phục vụ mục đích du lịch. Cá phun nước có thịt ngon ngọt nhưng trọng lượng chỉ khoảng 250g, điều kiện nuôi lại tốn diện tích bề mặt. Vì thế hiệu quả kinh tế không cao.



Trong bể cá cảnh, cá cao xạ pháo là loài cá  khá đẹp với cơ thể màu bạc lấp lánh, cùng các dải màu đen ấn tượng trên thân cá. Chúng hoạt động ở tầng mặt và không quá kén chọn thức ăn. Cá Cao Xạ Pháo hoang dã ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác. Cá Cao Xạ Pháo không bao giờ ăn thức ăn chìm xuống đáy, nên bạn cần chú ý chọn lựa các loại thức ăn nổi trên mặt nước lâu. 

Cá Cao Xạ Pháo bản tính khá hiền lành, dễ chung sống với nhiều loại cá khác. Số lượng cá Cao Xạ Pháo phù hợp nhất từ 4 đến 5 cá thể. Không nên thả cá cùng các loài cá nhỏ, tránh trường hợp “cá lớn nuốt cá bé”.


Khi nuôi cá mang rổ trong bể, nên bố trí một chút cây thủy sinh và thực vật nổi để tạo bóng râm khi cá lên rình mồi. Ngoài ra thành bể phải cao để tránh cá nhẩy vọt. Cá mang rổ có thể sống được cả môi trường nước ngọt đến nước lợ. Ngoài tự nhiên cá sống nơi có độ mặn trung bình 10%. Bể  nuôi cần sục khí và lọc nước thường xuyên. 


 



 

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Cá trạng nguyên - Mandarinfish

Cá trạng nguyên là một loài cá nước mặn có tên tiếng anh là Mandarinfish. Cá trạng nguyên có bộ cánh vô cùng sống động giống như bộ quần áo của các tân trạng nguyên khi lên nhận phong chức. Chúng là loài kiếm ăn về ban đêm, ẩn nấp vào ban ngày.

Cá trạng nguyên được mệnh danh là một trong những loài cá đẹp hàng đầu thế giới, thường sống gần các đảo san hô khu vực Thái Bình Dương. Cá trạng nguyên sinh sống cạnh các rạn san hô, khá kín đáo.

Khác biệt với vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn, loài cá này khá ngổ ngáo và thích đánh nhau nên phải nuôi riêng. Cá cần một chế độ chăm sóc khá đặc biệt khi thả trong bể. Ánh sáng hồ phải vừa đủ không quá sáng cũng như không quá tối phù hợp với sở thích ẩn nấu ban ngày và hoạt động ban đêm của cá. Cá trạng nguyên xanh cả ngày liên tục di chuyển giữa những tảng đá, dừng lại, kiểm tra và ăn những sinh vật nhỏ sống ở dưới đáy.


Cá trạng nguyên đực sẽ to hơn con cái và có mầu sắc đẹp hơn. Trên lớp da đầy màu sắc của cá trạng nguyên có phủ một lớp chất nhờn dày chứa độc tố. Đặc biệt, lớp nhớt này còn bốc ra một thứ mùi hết sức kinh khủng nữa. Đây là một chiến thuật tự vệ hữu hiệu của cá trạng nguyên.

Cá trạng nguyên không dễ nuôi vì với đặc tính sống cạnh các rặng san hô nên nếu nuôi trong bể cũng cần có những vỉa đá san hô. Chúng chỉ ăn các loài động vật không xương sống cực nhỏ sống trong các vỉa đá san hô. Với những người mới nuôi loài này, trước hết cần tìm hiểu lỹ tập tính của chúng mới có thể nuôi tốt được.


Điều kiện tốt nhất để loài cá này sinh trưởng và phát triển là: nhiệt độ nước từ 25-26 ° C; độ pH nằm trong khoảng 8,1 - 8,3.


Cá trạng nguyên thích ăn thịt nhưng khi cho ăn cần chế biến thật nhỏ, cho ăn từng ít một tránh tồn dư trong bể gây ô nhiễm mang bệnh cho cá. Có thể cho cá ăn các loại thức ăn như: tôm ngâm nước muối, giun ống,... Chúng thường bắt cặp bạn khá tốt, khả năng bảo vệ trứng cao.


Nên nuôi cá trạng nguyên ở những hồ vận hành ít nhất 6 tháng, hồ phải có nhiều san hô sống và không được nuôi các loài cá cạnh tranh thức ăn với nó. Lớp nền cát dày rất thích hợp vì chứa nhiều vi sinh làm mồi cho cá trạng nguyên xanh. Vẫn có thể nuôi cá trạng nguyên xanh trong hồ cộng đồng nhưng phải là hồ san hô lớn, dồi dào các động vật thân mềm nhỏ để làm thức ăn cho chúng.


Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Cá nóc da beo, cá nóc da báo - Common puffer

Cá nóc da beo còn có tên là cá nó da báo, cá nóc xanh. Cá có tên tiếng anh là Common puffer; Tidal pufferfish, tên khoa học: Tetraodon fluviatilis. 

Cá nóc da beo là loài cá nóc cảnh được bầy bán khá phổ biến ngoài tiệm cá cảnh. Nhưng ít ai biết được cách nuôi dưỡng và đặc tính của cá nóc da beo khiến chúng rất khó nuôi. Cá nóc da beo sinh sống tại vùng nước lợ, và thường thấy ở các vùng nước lợ cửa sông, rừng ngập mặn tại các tỉnh phía nam. 

Cá nóc da beo thay đổi môi trường sống theo kích thước cơ thể, lúc nhỏ sống nước ngọt, lớn chút sống nước lợ, trưởng thành sống nước mặn. Cá nóc da beo là loài rộng muối, thận và mang của cá nóc da beo vừa có thể lọc muối, lại vừa có thể giữ muối. Tuy vậy khả năng lọc muối của chúng không bằng cá biển và khả năng giữ muối lại không bằng cá nước ngọt. Điều đó cũng giải thích tại sao chúng lại là dòng cá nước lợ chính hiệu. Khả năng giữ muối và lọc muối của cá sẽ thay đổi theo từng giai đoạn sống.


Cách nuôi cá nóc da beo

Cá nóc da beo là loài ăn động vật như cua, tôm, ốc, cá nhỏ ... Đặc điểm chung của dòng cá nóc là chúng có răng mọc dài như chuột nên phải ăn các loài vỏ cứng để mài răng. Nếu không được ăn ốc, cua thì sau một thời gian răng của cá nóc da beo sẽ dài và cản trở mồm khiến chúng không ăn được thức ăn và chết đói. Ngoài ra khi sống ở nước ngọt lâu ngày, cơ thể cá yếu dần vì lượng muối ngày càng thiếu, da chúng sẽ tối lại và tốc độ lờ đờ. Vì thế mà rất khó nuôi loài cá này lâu dài, chỉ làm cảnh một thời gian là cá rất dễ chết. 

Cá nóc da beo nên nuôi trong môi trường pH cân bằng hoặc axít nhẹ. Tính axít cao cá yếu, tính kiềm cao cá dễ bị thối vây. Nhiệt độ nuôi cá tốt nhất là từ 23-27 độ C. Độ mặn thích hợp để nuôi chúng khoảng 10-15%.

Khi cá nóc da beo khỏe và sung có thể tấn công và rỉa vây cá khác. Chúng có thể xé xác những con cá nhỏ. Tuy vậy với đồng loại chúng rất hòa đồng. Một bể có một bầy 5-6 con cá nóc da beo cũng rất thú vị.


Chọn lựa cá nóc da beo

Cá nóc da beo trong mùa đẻ trứng bơi vào vùng nước ngọt thì cơ thể chúng đã tích trữ một lượng muối, loại này nuôi sẽ sống dai hơn loại bắt thẳng trực tiếp từ vùng nước mặn. Loại cá da beo mà da đã đổi sang màu tối thì chỉ tồn tại được vài tuần. Vì thế khi mua cá, nên tìm và chọn những con sáng màu, vừa đẹp vừa khỏe.

Giống như những cá nóc khác, cá nóc da báo khi cho lên bờ trêu chọc, cá thấy nguy hiểm sẽ hút không khí và phình lên tự vệ. Cơ thể của cá nóc da báo mang độc, nên không dễ gì mà các loài động vật ăn thịt làm hại được chúng.



Cá nóc da beo khai thác tự nhiên khá dễ, trữ lượng cá trong tự nhiên còn nhiều. Cá nóc da beo được khai thác cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm ... Cá nóc da beo là dòng cá nóc cảnh được xuất khẩu khá nhiều ra nước ngoài.

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Cá lưỡi rìu, cá rìu bạc, cá rìu vạch - loài cá biết bay

Cá Lưỡi Rìu là loài cá nhỏ có hình dáng độc đáo. Cá có nhiều loại nhưng cá lưỡi rìu loại được nhập về phổ biến là cá rìu bạc. Cá lưỡi rìu có tên tiếng anh là hatchet fish, tên khoa học Gasteropelecus sternicla. Cá lưỡi rìu thuộc họ Gasteropelecidae, họ này là loài đặc hữu của Trung và Nam Mỹ. Cá có nguồn gốc từ Venezuela. Ngoài tự nhiên, cá sống ở sông, đầm lầy và các vũng nước lặng trên khắp Amazon và các nhánh sông.

Silver hatchet

Cá lưỡi rìu là loài sống trên bề mặt tốt nhất cho một bể cá cộng đồng, cá luôn sống trên bề mặt và không lặn xuống sâu. Cá lưỡi rìu có cơ thể mảnh mai với một cái bụng sâu và các vây ngực nằm ở phần trên của cơ thể. Cá có chiếc miệng bị lật, một đặc điểm đặc trưng của những loài cá ăn ở tầng mặt. Cá tranh ăn, giành ăn rất hung hăng và mãnh liệt trên mặt bể. Nên nuôi cá theo đàn từ 6 con trở lên, nuôi ít cá dễ bị stress. Tuổi thọ của chúng là từ 4-5 năm, loài cá rìu cẩm thạch thì tuổi thọ chỉ khoảng 2 năm.

Blackwing Hatchetfish

Cá Lưỡi Rìu là một loài động vật ăn thịt, chúng sẽ ăn các loại thức ăn nổi, các loại sâu khô đông lạnh, tubifex, flake chất lượng cao, thức ăn viên, ấu trùng muỗi, ruồi nhỏ và một số loại thực phẩm thịt tươi sống khác.

Khi cho cá ăn nên tắt tất cả sục khí và lọc, vì sự hỗn loạn của nước sẽ làm cho giá thể trôi nổi nhanh chóng chìm ra khỏi tầm với của cá. Khi thức ăn đã chìm xuống đáy bể, cá sẽ không lặn xuống để ăn.

Cá lưỡi rìu vạch - Carnegiella strigata - Marbled Hatchetfish

Cá lưỡi rìu có cơ ngực rất phát triển, tạo nên một loài cá rất nhanh với khả năng cơ động tuyệt đối trong nước. Chúng có khả năng quay rất nhanh và nhạy bén, chúng là loài săn mồi lão luyện đối với côn trùng thủy sinh. Những chiếc vây không chỉ hỗ trợ cá trong nước khi truy đuổi con mồi hoặc trốn tránh kẻ thù, mà chúng còn giúp cá nhảy lên khỏi mặt nước để bắt côn trùng bay thấp. Trong các loài cá lưỡi rìu thì loài cá lưỡi rìu vạch (cá lưỡi rìu cẩm thạch) có kích thước nhỏ nhưng lại có khả năng nhẩy cao nhất. Hành vi bay của chúng diễn ra phổ biến nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. 

Cá rìu bạc - Silver hatchet- Gasteropelecus levis

Thị lực của cá lưỡi rìu khá tốt. Khi thấy đàn côn trùng trên mặt nước, với đôi mắt mở to, cá lưỡi rìu sẽ nhảy lên khỏi mặt nước, nó có thể lái trên không với sự hỗ trợ của vây ngực giống như cánh của nó. Do đó, loài cá này có khả năng bắt con mồi từ trên không chỉ đơn giản bằng cách xác định vị trí mục tiêu, nhảy lên khỏi mặt nước, vẫy vây ngực như bay và tóm gọn động vật không xương sống nhỏ bé trong bộ hàm hếch của nó trước khi bắn ngược trở lại vùng nước của nó. 


Cá Lưỡi Rìu thích một bể chứa nhiều cây thủy sinh, với một vài loại thực vật nổi. Bể nuôi cá phải có nắp che, không để lỗ thủng để tránh cá nhảy ra ngoài. Chúng rất nhạy cảm với điều kiện nước, do đó bể nuôi cá cần có một chất lượng nước tốt. 



Cá lưỡi rìu thích nước mềm (vì vùng biển Amazonian bản địa của chúng có độ cứng nước rất thấp); duy trì 2,0 đến 14,0 dGH. Nước phải có tính axit nhẹ, độ pH từ 6,0 đến 6,8 là tốt nhất cho cá phát triển. Cá có thể thích nghi có thể thích nghi với pH từ 7,0 đến 7,2 nhưng sẽ phát triển kém. 

Cá bố mẹ nên được loại bỏ sau khi sinh sản. Cá con yêu cầu loại thức ăn sống nhỏ nhất. Chúng cần nước mềm, có tính axit và nhiều côn trùng sống.