Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Cá sặc - cá sặc gấm, cá sặc rằn, cá mã giáp, cá vạn long

Cá sặc là loài cá nhỏ, chúng rất khỏe, chịu được môi trường ít oxi, chất lượng nước kém. Cá sặc phân bổ ở khu vực sông Mêkông: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cá sặc ngoài tự nhiên sinh sản nhanh ở ao hồ kênh rạch, người dân khai thác về làm mắm đồng, khô sặc và thức ăn cho vật nuôi. Còn những loại cá sặc đẹp sẽ được chọn lựa để nuôi trong bể cá cảnh.


Cá sặc vàng

Ngoài tự nhiên, cá sặc rằn là dòng chủ yếu. Cá sặc rằn có bề ngoài xấu như cá rô, cá còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cá bổi hay, cá rô tía da rắn, cá rô tía xiêm hay cá lò tho. Cá sặc rằn có thể đem kho, nấu canh chua, chiên, làm khô sặc rằn đều được. Khô được ướp đậm đà, mỗi loại khô sẽ có những cách chế biến và hương vị khác nhau. Cá sặc rằn có chất lượng thịt ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến, nhưng có điều nhỏ con, có xương cứng. Riêng cá sặc non thì rất nhiều người ưa thích, vùng khai thác cá sặc nhiều là Cà Mau. Cà Mau sản lượng cá sặc bướm (cá sặc) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặc.

Cá sặc đẹp được chọn lựa như: cá sặc gấm, cá vạn long, cá mã giáp. Cá sặc dễ nuôi, chịu được môi trường ít ôxi vì chúng có cơ quan hô hấp phụ lấy không khí vào khí quản. Cá sặc có tập tính sinh sản giống cá chọi, tách riêng con đực và cái nhốt chung, ánh sáng yếu yên tĩnh và thế là chúng sẽ đẻ ngay. Cá sặc ở môi trường động không có chỗ yên tĩnh để đẻ thì cá cái dễ bị đầy trứng, tắc trứng và chết. Trong thời gian cá đẻ cần cho ăn thật sung và nhớ thả trên mặt nước một cái lá khoai để làm tổ, trong bể lớn. Thả con mái vào chung với con trống vào 6h sáng, nhớ cho con mái ăn thật no, con trống cho ăn ít thôi. Khoảng vài tiếng sau là đẻ xong, lúc này cá mái bụng xẹp lép..và nằm ở góc hồ. Khoảng 1 tuần khi thấy cá con bơi ra khỏi tổ thì bắt con trống ra.

Cá sặc trân châu, cá sặc ngọc trai hay cá mã giáp (tên khoa học Trichopodus leerii), là một loài cá vùng nhiệt đới mà thường được nuôi trong hồ cá. Cá sặc ngọc trai có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Sumatra và Borneo. Nó xuất hiện trong vùng đất thấp đầm lầy với nước có tính axi.


Cá sặc mã giáp


Mã Giáp

Cá sặc xanh còn được gọi với nhiều cái tên như sặc cẩm thạch, cá sặc bướm, cá vạn long - Trichogaster trichopterus:   

Cá sặc xanh




Cá sặc gấm hay cá sặc lửa: tên khoa học Trichogaster lalius

Cá sặc lửa


Cá sặc gấm

Cá sặc bạc, cá sặc ánh trăng, cá sặc điệp: tên khoa học Trichogaster microlepis


Cá sặc sô cô la 



0 comments:

Đăng nhận xét