Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Cá bống sa mạc

Cá bống sa mạc, được tìm thấy ở Hồ Eyre, một hồ nước nhỏ nằm trong sa mạc khô cằn ở Nam Úc. Cá bống sa mạc được ví như một vận động vận viên bơi lội nghiệp dư khi chỉ cần một dòng nước nhỏ rộng vài cm, cá bống sa mạc cũng quyết tâm di chuyển.

Cá bống sa mạc thực sự có khả năng khả năng thích nghi đặc biệt ở những vùng nước lợ nông, bất cứ khi nào có cơ hội di chuyển như khi gặp một dòng nước lũ, chúng đều cố gắng tận dụng để tiến xa hơn. Loài cá bống chỉ dài 6cm này có thể vượt qua hàng trăm km sa mạc để tìm bạn tình chỉ bằng cách bơi qua những dòng nước cực nhỏ. Thậm chí chướng ngại vật trên đường đi cũng không làm khó được loài cá bống si tình này. 
  


Cá bống sa mạc có thể tồn tại trong những vùng nước lầy lội thiếu ô xy, có độ mặn cao hơn ba lần so với nước biển. Chúng như những con lươn trườn đi trong các vũng bùn nhỏ, ngay cả khi những vùng bùn này trở nên nóng hơn vào ban ngày, khi nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C.


Điều đặc biệt là tuy có sức chịu đựng bền bỉ đáng kinh ngạc ở những vùng nước mặn và nóng nhưng khả năng bơi lội của chúng chỉ ở mức trung bình.


 

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Cá hải hồ sư ông - Gymnogeophagus balzanii

Cá  hải hồ sư ông còn được gọi là cá hòa thượng. Cá hòa thượng là một loại cá nước ngọt có tên tiếng anh là Paraguay Eartheater, tên khoa học là Gymnogeophagus balzanii. Những con cá hòa thượng có xuất xứ từ Paraguay.

Cá hòa thượng chiều dài khoảng 12cm, tuổi thọ cao khoảng chừng 10 năm. Ngoại hình cá khá độc đáo nhờ chiếc trán dô khá lạ mắt. Ở cá trống có phần trán dô chứa đầy nước, có những vây tia nhỏ ở cuối vây lưng và rải rác những điểm trắng trên vây. Cá mái có khoảng 5 – 8 vệt đen rõ trên thân. Cả hai giới đều có sọc đứng. Cá cái hơi nhỏ hơn cá đực, khoảng hai inch rưỡi đến ba inch, và không có “gù” trên đầu.


Như các loại cá hải hồ khác, cá hải hồ sư ông thích sàng lọc cát hoặc sỏi qua mang. Cát sỏi nên có kích cỡ trung bình đến mịn để chúng tìm giun và động vật giáp xác nhỏ trong tự nhiên. Khi nuôi trong bể cá  chúng dễ dàng chấp nhận thức ăn viên, mảnh và thức ăn đông lạnh. Giun đất, giun nâu và chùn chỉ là thức ăn chúng ưa thích.

Khi đạt kích thước 5cm , cá trống trưởng thành và bắt đầu có những thay đổi về hình dáng và màu sắc. Cá cái không đẹp bằng cá đực. Cá đực có vây dài hơn và có vầng trán rõ nét hơn so với cá cái.



Cặp đôi cá hải hồ sư ông sinh sản bằng cách sử dụng một chậu hoa đất sét lật ngửa, hang động hoặc một mảnh đá phiến. Cá mái đẻ đến 500 trứng trê mặt đá phẳng, cá trống thụ tinh và sau đó rời khỏi cá mái. Trứng được cá mẹ ấp miệng bảo vệ và nở sau 24 - 32h. Cá cái thường chăm sóc trứng và cá bột trong khoảng ba tuần và rồi khi nó phóng thích cá bột ra, chúng đã tiêu thụ hết noãn hoàng và sẵn sàng ăn artemia mới nở.



Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Cá phi phụng - Flagtail prochilodus

Cá phi phụng có tên tiếng anh là Flagtail prochilodus hoặc Kissing Prochilodus, tên khoa học là Semaprochilodus insignis. Cá phi phụng có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Cá phi phụng thường được nuôi kết hợp với cá Rồng, Cá La Hán cho bể cá thêm phần sinh động mà chúng lại không đánh nhau. Cá phi phụng ăn tạp không ăn tranh với các loài cá dữ, thức ăn chủ yếu của chúng là rêu và tảo.

Cá phi phụng

Cá phi phụng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, chúng có chiếc mỏ tru ra để ăn rêu rất đặc trưng. Chúng có chiếc mỏ tru dài ra giống như gợi ý cho một chiếc hôn, đó cũng là nguồn gốc cho cái tên Kissing Prochilodus.

Cá phi phụng đẻ trứng và cá sinh sản hoàn toàn tự nhiên. Do cá phi phụng có tập tính di cư sinh sản phức tạp ngoài tự nhiên, cá khó sinh sản nhân tạo. 

Cá phi phụng rất dễ nuôi và tốc độ sinh trưởng nhanh chóng. Với những loài cá dễ sống như vậy, chỉ cần đảm bảo môi trường nước sạch sẽ là cá sẽ bơi lội tung tăng. Thi thoảng thêm một chút rêu tảo cho cá là đảm bảo cá khỏe mạnh.

Cá Phi Phụng -Kissing Prochilodus

Cá phi phụng ăn tạp thiên về thực vật, ưa thích các loại thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, cá cũng ăn thức ăn viên, trùng chỉ ... Không nên để cá đói, giống như các loài cá dọn bể chúng quá đói sẽ mút nhớt cá khác, điều này có thể khiến cá khác bị tụt nhớt mà chết.

Giống như cá rồng, cá phi phụng khỏe và lanh lợi, chúng rất thích nhảy lên khỏi mặt bể. Nên hãy sử dụng một chiếc nắp đậy bể lại. Cá ưa thích đươc sục nhiều và môi trường nước sạch sẽ.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Cá hường, cá hôn nhau - kissing gourami

Cá hường còn được gọi là cá mùi, cá hôn nhau. Chúng có tên tiếng anh là kissing gourami, tên khoa học là Helostoma temminckii Cuvier. Cá hường có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loài cá khỏe, dễ nuôi, có chất lượng thịt ngon mềm và ít có vị tanh. Cá hường còn nhỏ, thịt khi ăn có cảm giác xương hơi nhiều, khi lớn gần nửa ký thì thịt nhiều hơn. Cùng với cá rô phi, cá hường là một trong những đối tượng nuôi góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm cho người nghèo vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. 

Hành vi hôn nhau của cá hường không phải để biểu hiện tình cảm mà đó là hành động tranh giành lãnh thổ. Những nụ hôn đắm đuối có thể thực hiện cả nửa buổi. Môi hai con cá giống như 2 cái ống hút,  chúng dùng lực tiếp xúc và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Cá hôn nhau

Cá hôn nhau có cơ quan hô hấp phụ có thể thở được, nên nó có thể sống sống được cả ở những môi trường nước khắc nghiệt, nhiễm bẩn, thiếu dưỡng khí và chúng có thể sống ngay cả ở trên cạn trong nhiều giờ nên rất dễ dàng khi vận chuyển.

Những nụ hôn thành vũ khí chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ của mình. Tuy hành động “hôn” này không giết chết đối thủ cạnh tranh nhưng cũng làm cho những đối thủ khó chịu và mệt mỏi.



Cá sống chủ ở môi trường nước ngọt, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng là 25 đến 30oC, độ pH dao động từ 6 đến 7, cá cũng có thể sống được ở độ pH dao động từ 4.5 đến 5.5. Nồng độ pH thích hợp cho cá phát triển là 6,5 đến 8,0 có thể sống ở môi trường pH thấp hơn, nhưng phát triển chậm.




Cá hường là loài cá ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ như thực vật thuỷ sinh phân rã, tảo phù du. Trong ao nuôi nên cho cá ăn thêm cám mịn, bột ngũ cốc , phụ phế phẩm thì cá sẽ lớn nhanh.
Trong bể cá thì có thể nuôi trong bể có rong rêu với ánh sáng vừa. 


Cá hôn nhau đẻ trứng nổi và có tính dính. Chúng sinh sản nhanh nhưng không có tập tính chăm sóc trứng hay cá con.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Cá đầu bò - Frontosa cichlid

Cá Đầu Bò còn được gọi với cái tên cá kỳ lân; cá hoàng quân 6 sọc. Cá đầu bò có tên tiếng anh là Frontosa cichlid, tên khoa học: Cyphotilapia frontosa. Cá Đầu bò là loài cá đặc trưng của hồ Tanganyika, một trong ba hồ nước lớn nhất của châu Phi. Những con cá của loài cá tuyệt đẹp này nằm trong sách đỏ của IUCN ở mức độ LC.



Cá đầu bò còn biết đến với tên Humphead (chính cái tên này được người chơi dịch ra thành cá đầu bò). Các biến thể của chúng được đặt tên theo vùng hồ mà chúng phân bố, số sọc và màu sắc của chúng.



Cá đầu bò có nhiều loại như:  Cá đầu bò Burundi sáu sọc, Cá Đầu bò xanh Zaire (Blue Zaire), cá đầu bò Tanzania sáu sọc, cá Đầu Bò Tanzania bẩy sọc, cá đầu bò xanh Zambia hoặc cá Đầu Bò mặt xanh, Cá Đầu Bò Kipili, cá Đầu Bò Samazi, cá Đầu Bò Kigoma hoặc cá Đầu Bò bảy sọc và cá Đầu Bò Kavalla.



Các loài cá đầu bò sống ở bờ hồ những nơi có độ dốc lớn, ở độ sâu 10,7 m tới 50 m hoặc hơn, chúng sống giữa những tảng đá ăn các loại ốc và hến.

Cá đầu bò là loại chậm phát triển, thời gian từ cá con (mới nở) 1 năm đầu sẽ tăng trưởng đến hơn 12cm, năm thứ 2 lớn thêm khoảng hơn 3 cm và những năm sau đó sẽ lớn chậm hơn. Kích thước trung bình của cá đực là 35cm và cá cái là 25cm. Đặc biệt, cá đầu bò cũng là loài có tuổi thọ khá cao: 25 năm.



Bể cá đầu bò thường được thiết kế rộng rãi, có cát đưới đáy và rất sạch. Bể nên bố trí một ít hang hốc bằng đá và trang trí đơn giản. Cá đầu bò nên nuôi đơn hoặc một cá đực và 3 cá cái vì loài này cũng khá dữ.

Thức ăn của cá đầu bò là cá con, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác, thức ăn viên và đông lạnh. Cá đầu bò ăn chủ yếu ở tầng giữa và đáy, cá có tính ngậm thức ăn nhai lại nên bong bóng cá dễ bị tổn thương, do vậy không cho cá ăn thức ăn nổi trên mặt nước. Và hệ thống lọc cũng hạn chế bong bóng khí.

Cá cần máy sục khí và máy lọc hoạt động thường xuyên, nhiệt độ ổn định, môi trường nước hơi cứng với pH kiềm trên 7,0.



Cá đầu bò sinh sản bằng cách đẻ trứng .Tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản là 1:3. Cá đẻ trứng lên nền đá, cá cái ấp trứng trong khoang miệng và chăm sóc cá con.

Cho cá đầu bò ăn thì chỉ nên cho chúng ăn 6 ngày, nghỉ 1 ngày dùng làm vệ sinh bể, thay nước để cá có môi trường sống trong lành nhất.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Cá hồng đào, cá râu anh đào - Cherry Barbs

Cá hồng đào có tên tiếng anh là Cherry Barbs, tên khoa học là Puntius titteya Deraniyagala. Cá hồng đào còn được gọi là cá râu anh đào, cá huyết hồng đào. Cá hồng đào có sức khỏe tốt, ăn tạp, dễ chăm sóc. Cá hồng đào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, tuy nhiên bản tính chúng khá nhúc nhát. Chúng có nguồn gốc từ: Sri Lanka, Columbia, Mexico.


Cá hồng đào có kích thước nhỏ chỉ khoảng 5cm. Ngoài tự nhiên, cá hồng đào đang bị khai thác chủ yếu ở Sri Lanka vì nguồn cá ngoài tự nhiên thường có màu rực rỡ hơn cá sinh sản nhân tạo. 

Cá Hồng Đào thường có tập tính sống thành từng đàn, bản tính hiền hòa và có thể sống cùng những loài cá khác. Môi trường nước lý tưởng cho loài cá này là nhiệt độ 20 – 27 độ C, pH 6- 8, độ cứng nước từ 5 – 19. Cá thích được sống trong môi trường nhiều rong rêu. Bởi chúng vốn có bản tính nhút nhát thích ẩn náu dưới tán cây. 


Trong tự nhiên cá Hồng  Đào thường thích ăn những sinh vật phù du, côn trùng nhỏ, động vật giáp xác. Khi nuôi nhốt cần chú ý cho cá ăn những thức ăn lên mầu sẽ đảm bảo mầu sắc đẹp cho chúng.


Sinh sản của cá hồng đào
Phân biệt cá hồng đào trống mái: Cá trống có màu đỏ thắm khi đã trưởng thành , cá mái màu nhạt và luôn hiện rõ một vân đen từ mắt đến đuôi.

Cá hồng đào dễ sinh sản, mỗi lần cá đẻ khoảng 200 trứng, sau 2 ngày sẽ nở.đẻ trứng dính trên giá thể là cây thủy sinh. Cá có tật ăn trứng nên cần tách cá bố mẹ ra khỏi trứng, trứng nở sau 1 – 2 ngày.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Cá mũi voi, cá vòi voi - Gnathonemus petersii

Cá mũi voi hay còn được gọi là cá vòi voi, cá mũi voi Peters. Cá có tên tiếng anh là Elephantnose Fish, tên khoa học là Gnathonemus petersii. Cá mũi voi có nguồn gốc từ châu Phi, tại lưu vực sông Niger đến Congo. Tự nhiên của cá mũi voi có thể dài tới 30cm, tuổi thọ của chúng khoảng 6-10 năm.

Cá mũi voi nổi bật một chiếc mũi dài như vòi voi, đó cũng là một phần mở rộng của mũi. Cá mũi voi sử dụng chúng để định vị tìm kiếm giun, côn trùng để ăn và thậm chí giao tiếp và tìm bạn tình. Cá mũi voi tạo ra một điện trường qua đuôi; sau đó, cá sẽ cảm nhận mọi sự thay đổi xung quanh nhờ chiếc mũi dài của chúng. Cơ quan này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa những con rệp sống và chết được chôn sâu dưới đáy bùn. Chúng có thể xác định khoảng cách, thân thể, hình dạng và kích thước của đối tượng ở trong bùn.

Cá mũi voi, cá vòi voi

Cá mũi voi kiếm ăn ở tầng đáy, chúng phát triển hệ thống định vị bằng điện từ nên thị lực lại khá kém, chúng ưa sống trong các lớp bùn tối và các khu vực cây cối rậm rạp của các con sông, xuất hiện ở những nơi nước chảy chậm. Trong bể cá với ánh sáng cao chúng có thể tìm cách trốn trú.

Môi trường sống của chúng nên có nhiệt độ từ 23-28 ° C, pH : 6,0-7,5, độ cứng : 5-15 ° H. Da của cá vòi voi không có vẩy nên chúng rất mẫn cảm với môi trường nước và hóa chất, thậm chí là cả muối.


Cá mũi voi cũng có một bộ não tương đối lớn so với kích thước cơ thể của chúng, tỷ lệ não bộ với kích thước cơ thể tương đương con người. Cá mũi voi vì thế rất thông minh, dễ dàng học nhiệm vụ mới và có khả năng hiểu những khái niệm trừu tượng. Chúng có thể chơi với các đồ vật như đá, bong bóng không khí hoặc các ống được đặt trong bể.

 Elephantnose Fish

Cá vòi voi là một loài cá hiền lành, thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, chúng thường sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh. Cho cá ăn thức ăn cần nhỏ vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm. Cá vòi voi có thể chấp nhận ăn nhiều loại thực phẩm khô, đông lạnh và thực phẩn sống. Bất kỳ loại giun nào cũng là món khoái khẩu đặc biệt của cá vòi voi.

Không nên chỉ mua 2 con cá vòi voi trong cùng một bể vì con cá vòi voi mạnh thường bắt nạt kẻ yếu hơn cho đến chết. Nếu bạn muốn nuôi nhiều hơn một con thì bạn sẽ cần một bể lớn phù hợp với nhiều chỗ ẩn nấp và nên mua ít nhất 5 con cá để phân tán sự hung hãn trong nhóm.

Cá mũi voi peters không thể được phân biệt giới tính bằng các phương pháp bên ngoài, nhưng có thể phân biệt giới tính bằng cách kiểm tra điện trường do cá tạo ra. Cá vòi voi đẻ trứng nhưng hiện nay vẫn chưa thành công cho chúng sinh sản nhân tạo.

Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc bị nhốt trong bể cá khiến các mô hình xác định giới tính của xung điện trở nên ít được xác định rõ ràng hơn hoặc thậm chí bị đảo ngược. Điều này có nghĩa là cá không thể nhận ra các thành viên khác giới và ức chế sinh sản .

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Tép cảnh, những dũng sĩ ăn rêu hại cho bể thủy sinh

Tép cảnh là một sinh vật cảnh được rất nhiều người chơi bể cá thủy sinh yêu thích. Trên thị trường hiện nay, tép cảnh rất đa dạng về mầu sắc và có nhiều loại để cho khách hàng lựa chọn như: tép xanh blue dream, tép ong, tép socola đen, tép king kong, tép đỏ RC, tép rili, tép cam, tép vàng, tép tiger.... Với đặc tính hiền lành, dễ chăm sóc, không kén thức ăn, tép cảnh đem đến nét đẹp và sự đa dạng cho bể thủy sinh.

Tép rili

Thức ăn ưa thích trong tự nhiên của tép chính là các loại tảo và rêu. Các loại tảo rêu này thường có hại, làm xấu bể thủy sinh chính là nguồn thức ăn tự nhiên và được ưa thích của các loại tép cảnh. Chính vì vậy, tép cảnh thường hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với các loại cá cảnh hiền lành, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn dẹp vệ sinh nền hồ thủy sinh và tiêu diệt các loại rêu tảo hại rất tốt, thậm chí là tốt hơn cả các loại cá chuyên ăn rêu hại khác.

Tép Blue Dream

Tép cảnh thích nước yên tĩnh giầu ôxi, bể nhỏ rất khó nuôi tép, để nuôi được tép cảnh cần phải có hồ bơi tối thiểu từ 20 đến 40 lít, khoảng 90 lít là đẹp. Khi có không gian chơi đùa, bơi lội thì tép mới khỏe và nhanh lớn.

Nuôi tép cảnh cần chú ý máy lọc nước nên có miếng hút chặn đầu hút để tép con không bị hút vào bên trong máy lọc, gây nguy hiểm cho tép. Khi nuôi tép độ PH lý tưởng hiện tại là 7.4, cũng có người đã nuôi tép thành công ở môi trường axit. 

Tép Socola đen

Tép cảnh là loại chịu lạnh cực giỏi nhưng chịu nóng yếu vì thế nên cắm 1 cái đo nhiệt độ và để nhiệt độ hợp lý để đảm bảo tép khỏe, giữ màu đẹp và đẻ mắn. Hồ nuôi tép nên để nhiệt độ ấm áp là 21,5 đến 24 độ là thích hợp, có người con nuôi ong đỏ với cherry ở nhiệt độ trên 25 độ cũng không vấn đề gì, tuy nhiên bạn vẫn nên giữ nhiệt độ tiêu chuẩn này để tép ong phát triển và sinh sản dễ dàng hơn. Ở nhiệt độ 26 độ, những con tép mái mang trứng cho tỉ lệ nở tép con rất thấp.

Cũng giống như nhiều loài cá, để tép cảnh có màu sắc đẹp thì chế độ ăn để cho tép lên màu là khá quan trọng. Thực phẩm đơn giản như lá dâu, carot, dưa leo...


Tép ong

Tép ong là một loài tép nhỏ trong họ Atyidae thuộc chi Caridina xuất xứ từ các con suối ở miền nam Trung Quốc. Tép ong có nhiều loại như tép ong đỏ, tép ong vàng, tép ong đen ..

Tép ong đen


Tép đỏ RC

Tép đỏ RC cũng thuộc dòng tép dễ nuôi, sinh sản nhanh và đặc biệt chúng không cần nhiệt độ thấp như các loài tép ong, giá thành phải chăng. Trong đó tép cảnh SRC (supper red) được lựa chọn từ những cá thể đột biến của dòng tép RC, những cá thể đẹp đỏ rực. 

Tép cam




Tép pumpkin


Tép tiger

Tép vàng
Tép amano

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Cá sư tử - Cá mao tiên

Loài cá này có tên khoa học là Dendrochirus Zebra, thường gọi lionfish (cá sư tử). Chúng thường có màu rất bắt mắt và sống ở vùng có nhiều nham thạch tại Ấn Độ Dương. Mặc dù có bề ngoài khá đẹp nhưng những tia nọc độc được phóng ra từ những chiếc vây của nó có thể gây nguy hiểm chết người.



Cá sư tử được cho là một trong những loài xâm lấn khét tiếng. Cá sư tử được biết đến với sự phàm ăn và có thể ăn các đối thủ cạnh tranh trong hệ sinh thái, được cho đang xâm lấn Đại Tây Dương.

Với màu sắc bắt mắt, cá sư tử khá phổ biến ở các hàng buôn bán cá cảnh. Trong hơn 25 năm qua, có vẻ như các chủ sở hữu cá cảnh đôi khi đã vứt cá sư tử không mong muốn có nguồn gốc từ khu vực Ấn Độ, Thái Bình Dương vào Đại Tây Dương, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).



Cá sư tử thực sự rất nhanh và mạnh, nhưng lợi thế lớn nhất của chúng là sự mới lạ. Cá ở Đại Tây Dương đơn giản là không biết chuyện gì đang xảy ra. Các nhà sinh vật học gọi hiện tượng này là “con mồi ngây thơ”.

Cá sư tử có lối săn mồi rất giống sư tử, chúng rình rập và có thể săn mồi theo đàn. Chúng lùa con mồi vào một khu vực rồi cùng nhau xử lý con mồi.

Chúng có tốc độ sinh sản kinh khủng, cá sư tử cái có thể đẻ tới 30 000 quả trứng trong vòng 7 ngày, và sau 2 ngày trứng sẽ nở.

Với mong muốn bảo vệ môi trường, nhiều nhà hàng đã và đang chế biến rất nhiều loại cá sư tử này. Mặc dù là một loại cá độc nhưng hương vị của nó rất ngon nhưng để chế biến nó thì người đầu bếp cần phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Nọc độc của loài cá này tập trung chủ yếu ở các gai nhọn trên vây, nó thường biến mất sau 24 tiếng kể từ lúc cá chết. Khi không còn nguy hiểm nữa, đầu bếp sẽ cắt vây, da và mang cá đi. Thông thường, để chế biến cá sư tử người ta thường sử dụng bia Jamaican Red Stripe nấu cùng rượu vang đỏ và rum trắng.


Miệng của cá sư tử rất lớn, có thể nuốt gọn con mồi ở miếng cắn đầu tiên. Chúng là động vật ăn thịt, ăn các loại cá và các loại giáp xác khác nhau. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, chúng sẽ ăn chính đồng loại của mình.

Trên lưng cá gồm 18 chiếc gai nhọt hoắt có thể sẵn sàng phóng ra nọc độc bất cứ lúc nào nguy hiểm. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp nguy cấp, còn bình thường chúng là giống cá tương đối hiền lành. Cá Mao Tiên có khả năng ẩn mình và ngụy  trang rất tốt nên việc săn mồi với chúng là vô cùng đơn giản.

Nếu chúng ta không may bị cá sư tử chích thì sẽ gặp một số triệu chứng như khó thở, buồn nôn, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm




Cá sư tử có thể ăn gấp 2, 3 lần các loài cá cảnh bình thường cùng kích cỡ . Hiện nay ở Việt Nam chưa thấy bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào rao bán cá sư tử. Rất có thể do đây là loài cá chứa nọc độc nên khách hàng không mấy mặn mà.


Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cá hắc molly - black sailfin molly

Cá hắc molly là loại cá dễ nuôi có tuổi thọ khá cao so với các dòng cá molly khác. Cá Hắc molly là một giống cá cảnh có nguồn gốc tại các dòng sông thuộc châu Mỹ từ Mexico tới Colombia. Cá có màu đen tuyền, thuộc dòng cá cảnh dễ nuôi và có khả năng sinh sản tốt. Cá hắc molly thuộc họ cá bình tích. Cá có hai dạng đuôi là đuôi thường và đuôi én.

Cá hắc molly thường bị lai tạp giữa các loài trong giống và các loài cá lai khác nên kích cỡ cũng khá khác nhau. Bên cạnh đó, cá Hắc molly là loài có giá rẻ và mức độ phổ biến nhất trong các loại cá. Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh và không gian rộng vì cá hoạt động tích cực.

Black sailfin molly

Cá Hắc molly đực: Có hình thể nhỏ hơn, phần sau thân bẹp, bơi nhanh. Cá Hắc molly cái: Có kích thước lớn hơn, bụng tròn. Cá có khả năng sinh sản tốt nếu được chăm sóc tốt trong bể thủy sinh. Từ một cặp đực, cái trong bể cá, sau một thời gian chúng sẽ sinh ra rất nhiều cá con. Cá hắc molly đẻ con, cá sinh sản và phát triển tốt vào mùa hè.

Một ưu điểm của cá Hắc molly, cá có sở thích ăn rong rêu bám trên thành bể. Do đó, cá vừa có thêm thức ăn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho cá ăn và vệ sinh bể nuôi.



Cá Hắc molly thích sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, trong điều kiện ít ánh sáng cá sinh trưởng rất khó khăn, cá bị phai màu, hình thể ốm yếu. Hơn nữa, loại cá này không có khả năng chịu rét, vào mùa đông nếu bể cá không có chế độ sưởi, cá rất dễ chết.

Cá Hắc molly cũng thuộc dòng cá cảnh có tính tình ôn hòa, hòa đồng. Bạn có thể chọn nuôi với hầu hết các loại cá cảnh khác trong cùng bể.






Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Ốc cảnh, những viên sỏi chậm chạp trong bể thủy sinh

Ốc cảnh là một sinh vật vừa gần gũi lại vừa lạ mắt để lựa chọn trang trí cho hồ thủy sinh. Tuy có kích thước nhỏ, thường sống ở tầng đáy hồ, khó nhận thấy. Nhưng các loài ốc cảnh với màu sắc đa dạng cũng đang tạo được niềm đam mê, hứng khởi cho các người chơi thủy sinh. Điểm mặt một số loại ốc cảnh đang được giới chơi thủy sinh ưa chuộng.

Ốc Tào Vàng, Ốc Táo Đỏ, Ốc táo vằn, Ốc táo tím
Đây là loài ốc rất thích hợp để nuôi trong hồ thủy sinh. Nó có kích thước tương đối lớn (khoảng 6,5cm con trưởng thành), thích ăn các loại rêu rong, lá cây thủy sinh vữa, hư. Khi thiếu thức ăn, chúng mới ăn những lá cây khỏe, xanh tươi.



Ốc Vằn Nerita Châu Á
Đây là loài ốc phổ biến được nhiều người chơi thủy sinh sử dụng nhất hiện nay. Loài ốc này hiền lành, có rất nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Đặc biệt, chúng rất dễ nuôi, không cần phải chăm sóc nhiều, thức ăn chủ yếu là các loại rêu tảo bám trên đá, lũa, có thể nuôi chung với nhiều loại cá nhỏ khác nhau, tép tôm, … Tuy nhiên, với những hồ thủy sinh có mực nước cao, gần miệng hồ, chúng rất hay bò ra ngoài, hoặc chui tọt xuống dưới đất nền.



Ốc ăn ốc, ốc helena, ốc vòi voi
Là một loài ốc cũng khá phổ biến được nuôi trong hồ thủy sinh. Ưu điểm của chúng là chúng có thể ăn được nhiều loại ốc có hại khác trong hồ, kể cả các loài ốc có kích thước lớn hơn chúng như ốc táo đỏ. Nếu nuôi loài ốc này, hồ của bạn sẽ được dọn dẹp sạch sẽ khỏi các loài ốc có hại. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loài ốc này, vì có thể ăn nhiều, nên chúng có thể dành ăn với cá hoặc tép nuôi chung trong hồ.





Ốc gai Nerite
Chúng là loài ăn rêu tảo tuyệt vời, có xọc vằn. Chúng có thể ăn tảo rêu có hại bám trên kính, trên lá cây và các loại dương xỉ. Giữ độ pH trên 7 để ốc có thể phát triển khỏe mạnh.



Ốc Sulawesi Châu Úc
Ốc ở Sulawesi thuộc chi Tylomelania có rất nhiều hình dạng, hoa văn và màu sắc khác nhau rất phong phú. Màu sắc của loài ốc này rất thú vị, chạy dài từ màu đen, đà, màu cam cho đến vàng đốm. Nó cũng có kích thước khá lớn, có thể là loài lớn nhất trong các loài ốc nuôi trong hồ thủy sinh.

Sulawesi ruột vàng


Sulawesi


Ốc Ramshorn snails
Chúng tập trung ăn các cây rêu tảo bao phủ trên đá bể, trên kính hồ cá và các đồ trang trí khác. Ốc ramshorn sẽ không bỏ qua mảnh vụn, trứng cá và thức ăn thừa. Bạn nên theo dõi nồng độ pH của bạn và giữ nước ở mức độ kiềm cứng thuận lợi (trên pH7) để đảm bảo rằng các ốc có đủ canxi để bảo trì vỏ và tăng trưởng.