Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Cá hường, cá hôn nhau - kissing gourami

Cá hường còn được gọi là cá mùi, cá hôn nhau. Chúng có tên tiếng anh là kissing gourami, tên khoa học là Helostoma temminckii Cuvier. Cá hường có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loài cá khỏe, dễ nuôi, có chất lượng thịt ngon mềm và ít có vị tanh. Cá hường còn nhỏ, thịt khi ăn có cảm giác xương hơi nhiều, khi lớn gần nửa ký thì thịt nhiều hơn. Cùng với cá rô phi, cá hường là một trong những đối tượng nuôi góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm cho người nghèo vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. 

Hành vi hôn nhau của cá hường không phải để biểu hiện tình cảm mà đó là hành động tranh giành lãnh thổ. Những nụ hôn đắm đuối có thể thực hiện cả nửa buổi. Môi hai con cá giống như 2 cái ống hút,  chúng dùng lực tiếp xúc và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Cá hôn nhau

Cá hôn nhau có cơ quan hô hấp phụ có thể thở được, nên nó có thể sống sống được cả ở những môi trường nước khắc nghiệt, nhiễm bẩn, thiếu dưỡng khí và chúng có thể sống ngay cả ở trên cạn trong nhiều giờ nên rất dễ dàng khi vận chuyển.

Những nụ hôn thành vũ khí chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ của mình. Tuy hành động “hôn” này không giết chết đối thủ cạnh tranh nhưng cũng làm cho những đối thủ khó chịu và mệt mỏi.



Cá sống chủ ở môi trường nước ngọt, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng là 25 đến 30oC, độ pH dao động từ 6 đến 7, cá cũng có thể sống được ở độ pH dao động từ 4.5 đến 5.5. Nồng độ pH thích hợp cho cá phát triển là 6,5 đến 8,0 có thể sống ở môi trường pH thấp hơn, nhưng phát triển chậm.




Cá hường là loài cá ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ như thực vật thuỷ sinh phân rã, tảo phù du. Trong ao nuôi nên cho cá ăn thêm cám mịn, bột ngũ cốc , phụ phế phẩm thì cá sẽ lớn nhanh.
Trong bể cá thì có thể nuôi trong bể có rong rêu với ánh sáng vừa. 


Cá hôn nhau đẻ trứng nổi và có tính dính. Chúng sinh sản nhanh nhưng không có tập tính chăm sóc trứng hay cá con.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Cá đầu bò - Frontosa cichlid

Cá Đầu Bò còn được gọi với cái tên cá kỳ lân; cá hoàng quân 6 sọc. Cá đầu bò có tên tiếng anh là Frontosa cichlid, tên khoa học: Cyphotilapia frontosa. Cá Đầu bò là loài cá đặc trưng của hồ Tanganyika, một trong ba hồ nước lớn nhất của châu Phi. Những con cá của loài cá tuyệt đẹp này nằm trong sách đỏ của IUCN ở mức độ LC.



Cá đầu bò còn biết đến với tên Humphead (chính cái tên này được người chơi dịch ra thành cá đầu bò). Các biến thể của chúng được đặt tên theo vùng hồ mà chúng phân bố, số sọc và màu sắc của chúng.



Cá đầu bò có nhiều loại như:  Cá đầu bò Burundi sáu sọc, Cá Đầu bò xanh Zaire (Blue Zaire), cá đầu bò Tanzania sáu sọc, cá Đầu Bò Tanzania bẩy sọc, cá đầu bò xanh Zambia hoặc cá Đầu Bò mặt xanh, Cá Đầu Bò Kipili, cá Đầu Bò Samazi, cá Đầu Bò Kigoma hoặc cá Đầu Bò bảy sọc và cá Đầu Bò Kavalla.



Các loài cá đầu bò sống ở bờ hồ những nơi có độ dốc lớn, ở độ sâu 10,7 m tới 50 m hoặc hơn, chúng sống giữa những tảng đá ăn các loại ốc và hến.

Cá đầu bò là loại chậm phát triển, thời gian từ cá con (mới nở) 1 năm đầu sẽ tăng trưởng đến hơn 12cm, năm thứ 2 lớn thêm khoảng hơn 3 cm và những năm sau đó sẽ lớn chậm hơn. Kích thước trung bình của cá đực là 35cm và cá cái là 25cm. Đặc biệt, cá đầu bò cũng là loài có tuổi thọ khá cao: 25 năm.



Bể cá đầu bò thường được thiết kế rộng rãi, có cát đưới đáy và rất sạch. Bể nên bố trí một ít hang hốc bằng đá và trang trí đơn giản. Cá đầu bò nên nuôi đơn hoặc một cá đực và 3 cá cái vì loài này cũng khá dữ.

Thức ăn của cá đầu bò là cá con, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác, thức ăn viên và đông lạnh. Cá đầu bò ăn chủ yếu ở tầng giữa và đáy, cá có tính ngậm thức ăn nhai lại nên bong bóng cá dễ bị tổn thương, do vậy không cho cá ăn thức ăn nổi trên mặt nước. Và hệ thống lọc cũng hạn chế bong bóng khí.

Cá cần máy sục khí và máy lọc hoạt động thường xuyên, nhiệt độ ổn định, môi trường nước hơi cứng với pH kiềm trên 7,0.



Cá đầu bò sinh sản bằng cách đẻ trứng .Tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản là 1:3. Cá đẻ trứng lên nền đá, cá cái ấp trứng trong khoang miệng và chăm sóc cá con.

Cho cá đầu bò ăn thì chỉ nên cho chúng ăn 6 ngày, nghỉ 1 ngày dùng làm vệ sinh bể, thay nước để cá có môi trường sống trong lành nhất.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Cá hồng đào, cá râu anh đào - Cherry Barbs

Cá hồng đào có tên tiếng anh là Cherry Barbs, tên khoa học là Puntius titteya Deraniyagala. Cá hồng đào còn được gọi là cá râu anh đào, cá huyết hồng đào. Cá hồng đào có sức khỏe tốt, ăn tạp, dễ chăm sóc. Cá hồng đào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, tuy nhiên bản tính chúng khá nhúc nhát. Chúng có nguồn gốc từ: Sri Lanka, Columbia, Mexico.


Cá hồng đào có kích thước nhỏ chỉ khoảng 5cm. Ngoài tự nhiên, cá hồng đào đang bị khai thác chủ yếu ở Sri Lanka vì nguồn cá ngoài tự nhiên thường có màu rực rỡ hơn cá sinh sản nhân tạo. 

Cá Hồng Đào thường có tập tính sống thành từng đàn, bản tính hiền hòa và có thể sống cùng những loài cá khác. Môi trường nước lý tưởng cho loài cá này là nhiệt độ 20 – 27 độ C, pH 6- 8, độ cứng nước từ 5 – 19. Cá thích được sống trong môi trường nhiều rong rêu. Bởi chúng vốn có bản tính nhút nhát thích ẩn náu dưới tán cây. 


Trong tự nhiên cá Hồng  Đào thường thích ăn những sinh vật phù du, côn trùng nhỏ, động vật giáp xác. Khi nuôi nhốt cần chú ý cho cá ăn những thức ăn lên mầu sẽ đảm bảo mầu sắc đẹp cho chúng.


Sinh sản của cá hồng đào
Phân biệt cá hồng đào trống mái: Cá trống có màu đỏ thắm khi đã trưởng thành , cá mái màu nhạt và luôn hiện rõ một vân đen từ mắt đến đuôi.

Cá hồng đào dễ sinh sản, mỗi lần cá đẻ khoảng 200 trứng, sau 2 ngày sẽ nở.đẻ trứng dính trên giá thể là cây thủy sinh. Cá có tật ăn trứng nên cần tách cá bố mẹ ra khỏi trứng, trứng nở sau 1 – 2 ngày.