Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Cá chạch rắn culi - Coolie loach

Cá chạch rắn culi còn được gọi là cá cạch rắn khuli, cá chạch rắn khoang sọc, cá chạch gai mắt, cá heo mắt gai. Cá chạch rắn culi cá có tên tiếng anh là Coolie loach, Leopard Loach hoặc Kuhli loach; tên khoa học của cá là Pangio kuhlii. 

Cá chạch rắn culi có nguồn gốc ở Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và chúng có nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh của Việt Nam. Cá chạch rắn culi có thân hình mảnh mai. Thoạt nhìn, rất dễ nhầm Kuhli Loach với lươn. Cơ thể cá chạch rắn mỏng và chúng có các vây tương đối nhỏ khó nhìn thấy.


Cá chạch rắn culi là loài cá ăn tạp. Trong môi trường sống hoang dã tự nhiên của chúng, cá chạch rắn dành thời gian đào hang dưới đáy sông và sàng lọc những thứ để ăn. Hành vi tương tự cũng xảy ra trong bể cá. 

Cá chạch rắn có nhiều màu, từ màu hồng nhạt đến màu vàng đồng. Mặt dưới của cá hơi nhạt. Trên màu cơ bản đó, cá có từ 10 đến 15 sọc sẫm. Cá chạch rắn phù hợp thả trong bể thủy sinh có nền cát mịn hoặc một nền sỏi mịn. 


Cá chạch rắn là loài hiền lành và khá nhút nhát, vì thế nên thả vài con cùng lúc cho chúng tự tin hơn. Giống như một số loài cá dọn bể. Cá chạch rắn có xu hướng hoạt động nhiều về đêm.

Cá chạch rắn có bốn cặp ngạnh xung quanh miệng cá giúp nó cảm nhận được thức ăn xung quanh. Thêm vào đó, ngay dưới mỗi mắt là một đôi gai nhọn. Khi cá được thả lỏng, chúng hầu như không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, những chiếc gai đó sẽ bật lên ngay khi Kuhli Loach bị đe dọa. Đó là những chiếc mắt gai, một cơ chế phòng thủ giúp xua đuổi những kẻ săn mồi. Trong trường hợp chúng bị ăn thịt, những chiếc gai đó là tuyến phòng thủ cuối cùng của cá để gây hại cho những kẻ tấn công.

Cá chạch rắn là loài rất dễ bị bệnh và nhiễm ký sinh trùng. Hầu hết các loài cá đều có vảy cứng để có thể bảo vệ chúng khỏi tác động của vi khuẩn và nấm. Nhưng Kuhli Loach lại không may mắn có tấm khiêng bảo vệ như vậy. Trên đầu chúng hoàn toàn không có vảy. Điều này càng dễ khiến bệnh tật xâm nhập vào.


Cá chạch rắn rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nước. Khi đưa Kuhli Loach mới vào bể cá của mình, bạn phải rất cẩn thận về chất lượng nước và nhiệt độ. Nhiệt độ cho cá phát triển là từ 22 - 30 độ C.  Khi nói đến chất lượng của nước, Kuhli Loaches thích độ chua hơn các loài khác một chút. Độ pH cân bằng giữa 5,5 và 6,5 là tốt nhất. Nước cũng phải có chỉ số độ cứng không quá 5,0 dGH. 

Tuy nhỏ bé nhưng cần chú ý rằng cá chạch rắn cũng có thể nhẩy ra khỏi bể hoặc luồn lách vào bộ lọc. 

Cá chạch rắn khuli đực và cái khá khó phân biệt với nhau. Chúng sẽ trưởng thành khi đạt khoảng 2 tuổi. Khi chúng sẵn sàng đẻ trứng, con cái có thể phình to ra. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể nhìn thấy buồng trứng của chúng qua da. Cá chạch rắn sinh sản bằng hình thức đẻ trứng dính trên những cá thể mềm. 

Trong tự nhiên, cá chạch gai mắt đẻ trứng ở vùng nước rất nông với cây cối rậm rạp. Khi cá đẻ, bể nuôi của bạn cũng nên có mực nước thấp hơn và có thực vật sống nổi. Giữ mức ánh sáng thấp và điều chỉnh chất lượng nước. Giảm độ cứng của nước một chút và tăng độ pH lên 6,5.

Khi cá đẻ, cần chú ý vớt cá bố mẹ ra vì chúng sẽ ăn trứng và bất kỳ cá con nào nở ra. Chú ý, trứng thường được đẻ ở mặt dưới của cây và có màu xanh lục. Chỉ mất 24h là cá con sẽ nở và có thể cho cá ăn trùng cỏ trong thời gian đầu đời.

Cá khủng long 6 sừng, kỳ nhông nước Axolotl

Khủng long 6 sừng là một loài lưỡng cư. Chúng có những tên gọi khác như kỳ nhông Axolotl (Ambystoma mexicanum), kỳ nhông nước, kỳ nhông mexico. Cá có hình thù lạ lùng và thú vị với 6 sừng bên ngoài và 4 chân. Loài cá độc đáo này sinh sống ngoài tự nhiên tại một nơi duy nhất là hồ Xochimilco ở Mexico. Cơ thể của cá khủng long 6 sừng thường dài từ 18- 20cm. Cá có tuổi thọ trung bình từ 3-4 năm.



Cá khủng long 6 sừng này khá thu hút dân chơi cá kiểng do gương mặt của chúng nhìn rất đáng yêu và khá hài. Chúng có thể sống trên cạn và dưới nước, nhưng môi trường thích hợp cho loài này là bán cạn. Tính tình cũng khá hiền lành, vì vậy khủng long 6 sừng vẫn được nhiều người chơi thủy sinh yêu quý.


Cá có não biết cười và nó còn nổi tiếng bởi khả năng tái tạo các chi bị tổn thương mà không để lại bất cứ sẹo nào. Giống như thằn lằn, chúng có thể hy sinh bộ phận cơ thể để chạy trốn. Khả năng tái sinh của Kỳ Nhông Mexico rất mạnh. Chúng có thể hồi phục những phần cơ thể bị cắt đứt trong vòng một tháng.

Khủng long 6 sừng không cần oxy mà chỉ cần máy lọc nước. Ngoài ra những người bán cũng lưu ý, thân cá khá mỏng manh, sừng mềm nên dễ tổn thương, không nên sờ và bắt chúng nhiều, vì thế không nên nuôi chung với những loài cá ăn thịt dữ dằn hoặc cá có thói quen rỉa vây, mút nhớt.



Khủng long 6 sừng có khuôn mặt vô cùng dễ thương, chúng có 3 màu thuần gồm vàng, đen, trắng. Ngoài ra còn có nhiều màu khác nhưng theo người bán đó là nhuộm, cá dễ bị chết.  Kỳ Giông Axolotl sống ưa thích nước mát mẻ - hơi lạnh, tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 25°C.

Khủng long 6 sừng là loài động vât ăn thịt. Khi còn nhỏ chúng có thể ăn trùn quế, bo bo, giun đất. Khi trưởng thành có thể cho ăn thịt cá, thịt bò, trùn đất, tép nhỏ... Thỉnh thoảng có thể cho ăn tim bò. Chú ý khi cá đói có thể sẽ ăn cá có kích thước nhỏ. Thậm chí chúng sẽ tàn sát lẫn nhau đến chết khi trong hoàn cảnh không đủ thức ăn. 


Setup bể nuôi cá khủng long 6 sừng cần tránh những đồ trang trí đáy bể nhỏ hơn miệng cá vì loài này có thị giác rất kém, dễ nhầm tưởng đồ trang trí là thức ăn. Cá khủng long 6 sừng bản tính rất nhát gan, vì thế cần tạo một nơi để chúng ẩn nấp, nhưng phải đủ rộng để chúng thoải mái.

Cá khủng long 6 sừng có thể nuôi trong bể thủy sinh, Môi trường thủy sinh giúp kỳ nhong Axolotl có thể ẩn nấp khi cần. Ngoài ra khi sinh sản, trứng của kỳ giông Axolotl sẽ bám vào bề mặt cỏ và hang đá.

Kỳ nhông Axolotl rất thích đào cát cho nên dưới đáy bể cá tốt nhất nên đặt 4 – 6cm cát. Đây vốn là loài cá khỏe, nhưng vẫn cần chú ý khi mang trên sừng chúng xẹp lại là chúng đang có vấn đề về sức khỏe. Trong môi trường tự nhiên, Kỳ Nhông  Axolotl sinh sống trong các hang sâu ít khi có ánh sáng. Mắt chúng dần thoái hóa, gần như không nhìn thấy gì. Do đó, nơi nuôi kỳ giông nên tối và kín đáo.

Rêu Mini Taiwan, rêu làm tán cho cây bonsai bể thủy sinh

Rêu Mini Taiwan có tên tiếng anh là Taiwan moss, tên khoa học là Taxiphyllum alternans. Loại rêu này phân bố chủ yếu ở Đông Á, một số nơi ở Đông Nam Á cũng có. Chúng thường mọc ở khe suối, thác nước, đất đá và những thanh gỗ lũa mục ở các đầm lầy. Chiều dài của rêu đạt từ 4 - 8 cm. Chúng dễ dàng làm tán cây bonside hoặc làm tường cho bể thủy sinh.



Rêu Mini Taiwan khá dễ chăm sóc. Cây ưa nước mát, rêu mini Taiwan ở nhiệt độ từ 12 đến 26°C, nhiệt độ cao cây dễ chết. PH: từ 5 đến 7.5

Khi mua rêu ngoài cửa hàng thủy sinh về bạn cần phải vệ sinh sạch. Ngoài cửa hàng thủy sinh Rêu Mini Taiwan sẽ được bán theo từng vỉ, dễ dàng ghép lên cây gỗ để làm tán. Rêu mini taiwan có hình dạng giống như lá thông. Khi rêu mọc quá dài, chỉ cần dùng kéo tỉa là cây bonsai trong bể lại đẹp như cũ.

Để tránh rêu hại phát triển làm ảnh hưởng đến rêu taiwan, chỉ cần để ánh sáng khoảng 6 tiếng 1 ngày. Để nhiều ánh sáng cường độ cao bể dễ bị rêu hại vào tảo xâm lấn. Ngoài ra nên mua thêm một số tép cảnh, ốc cảnh ăn rêu hại để chúng xử lý rêu hại bám trên rêu mini taiwan.

Cá thanh ngọc, cá bã trầu, cá bảy trầu - Trichopsis vittatus

Cá thanh ngọc hay còn được gọi là cá bã trầu, cá bảy trầu. Cá có tên tiếng anh là Croaking Gourami, danh pháp khoa học là: Trichopsis vittatus. Cá thanh ngọc có vẻ đẹp hoang dã với mõm nhọn, thân dẹt với chiều dài tối đa 7cm. Cá đực có nhiều màu sắc hơn cá cái và vây bụng cũng dài hơn. Cá bã trầu có bản tính nhút nhát nên nếu nuôi chung thời gian đầu chúng thường có biểu hiện hoảng loạn. Loài cá này sinh sống chủ yếu ở tầng nước sâu. Cá bã trầu là loài ăn tạp, khỏe và rất dễ nuôi.



Cá thanh ngọc có một số đặc điểm vừa giống cá sặc lại vừa giống cá chọi. Nếu nuôi cách ly trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên, bản tính bảo vệ lãnh thổ của cá thanh ngọc được phát triển, nên khi cho vào chung bể thì chúng có biểu hiện vờn nhau, các động tác nối đuôi lượn xoay vòng quanh nhau rồi phồng mang và quạt đuôi vào nhau. Chúng bắt đầu lao vào cắn nhau và một điều đặc biệt là chúng phát ra tiếng kêu rột rột như loài ếch nhái. Khi chọi nhau, chúng cắn nhau rất mạnh làm nước sánh (văng, bắn) ra ngoài bể, thỉnh thoảng chúng câu (chu) mỏ. Trong cuộc chiến, hai con ngửa bụng lên có khi hàng giờ liền...


Vào mùa sinh sản, cá thanh ngọc quẫy nước tạo thành tiếng kêu rất to. Theo các nhà khoa học thì vây ngực của chúng có khả năng phát ra âm thanh khi quẫy nước và đây là phương thức giao tiếp rất quan trọng giữa các cá thể của các loài này. Khi sinh sản, trứng chìm xuống đáy và sau đó được cá bố mẹ thu thập lại và gắn vào tổ bọt như cá chọi.

Trichopsis pumila

Cá thanh ngọc sống tầng đáy, chúng sinh sống trong các môi trường nước sâu, ít phèn, nước trong hoặc vùng nước ngọt nông, chảy chậm hoặc nước tù với thảm thực vật thủy sinh dày. Cá khá phổ biến trong khu vực hạ lưu sông Salween cũng như trung lưu và hạ lưu sông Mekong, phía dưới thác Khone. Cũng tìm thấy trong các khu đồng ruộng ngập nước ở trung lưu Mekong. Thức ăn là động vật phiêu sinh, động vật giáp xác và ấu trùng côn trùng.

Trong tự nhiên, cá thanh ngọc thường không phải cá có giá trị thương mại, đôi khi được mua bán như là một bộ phận của các mẻ đánh bắt hỗn tạp tại các khu chợ. 





Cá anh vũ - cá tiến vua

Cá anh vũ là loài cá nổi tiếng của vùng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Cá Anh Vũ có thịt trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Ϲái khối sụn này chẳng những rất giòn mà còn chữa được bệnh.



Dù có chế biến theo cách nào, thì cách ngon nhất vẫn là hấρ cá. Khi bắt được, người ta thường mổ và rửɑ sạch cá, sau đó ướp gừng và một vài loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm ngon. Ϲuối cùng cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấρ cách thuỷ.

Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh Ƅắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sɑu, nhiều nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh, nhiều sương mù. Lúc ấу cá Anh Vũ ra kiếm ăn nhiều hơn.

Ϲá Anh Vũ cũng sống theo bầy đàn nhưng kén nơi nước trong và có nhiều hɑng đá. Con cá trông dài và na ná như con trôi to nhưng Ƅộ vảy thì óng ánh, sặc sỡ rất đẹp. Và cái đầu cá thì khác thường vô cùng, nó chẳng giống một cái đầu cá nào cả. Ϲái đầu ấy, cứ nhìn vào là người ta liên tưởng đến một cái đầu lợn con vì nó giống у hệt, nhất là cái môi cá bằng sụn rất to và dàу như mõm lợn. Giống cá này ăn uống cũng rất khảnh chứ không ăn tạp như các loài cá sông khác.

Cá Anh Vũ chỉ ăn rêu tảo và sống ở nước trong, trong những hang đá sâu và khi nước lạnh mới mò ra tìm mồi. Vì vậy, việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công. Con cá Anh Vũ nếu có may mắn bắt được, cũng phải thả vào nước thật sạch và đem đi bán ngay, vì cá này rất dễ chết. Chỉ cần bắt lên bờ thả vào nước không sạch là vài ba tiếng sau cá đã lờ đờ ngửa bụng".

Cá rất khó bắt và số lượng cũng rất ít, đây là loài cá cần được bảo tồn trong văn hóa Việt.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Cá vàng ba đuôi, những siêu mẫu ục ịch xinh xắn

Cá vàng ba đuôi được thuần hóa ở Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước, bắt nguồn từ một loài cá diếc.  Cá vàng ba đuôi còn được gọi là cá vàng đuôi kép, chúng có tốc độ bơi chậm, khả năng sinh tồn của chúng trong môi trường tự nhiên là không cao. Cá vàng ba đuôi đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.

Cá vàng ba đuôi có dáng bơi ục ịch, không nhẩy khỏi bể, dễ nuôi, hiền lành, chịu lạnh khá tốt. Khi nuôi quen cá thuần người, mỗi lần cho ăn đều lên đớp tay rất thú vị. Cá vàng ngoài mầu vàng truyền thống còn có nhiều mầu sắc đa dạng như trắng, đen, tím, đỏ, cam, nâu.

Cá vàng sinh sản bằng trứng. Cá đực có các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh …) thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 – 60 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau khi nở 2 – 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.

Phân loại cá vàng ba đuôi: Cá vàng ba đuôi được phân biệt dựa trên sự khác biệt về vây.  

+Thân dài, vây đuôi đôi: Wakin, Jikin.

+Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng: Fantail (Cá Vàng đuôi quạt), Pearlscale (Cá vàng ngọc trai).

+Thân ngắn, vây đuôi dài: Veiltail (Cá vàng đuôi voan), Oranda (Cá vàng đầu lân), Broadtail Moor, Globe eye (Telescope Eye - Cá vàng mắt lồi).

+Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng: Eggfish, Lionhead (cá vàng lan thọ), Ranchu, Celestial, Pompon, Bubble eye ( cá vàng mắt bong bóng).

+Loại khác: Ryukin, Tosakin.

Cá vàng mắt lồi đuôi bướm: telescope goldfish: Telescope có cơ thể dạng trứng với mắt to, mắt lồi.

Cá vàng mắt lồi

Cá vàng ryukin, cá vàng lưu kim
Đặc điểm phân biệt nhất của Ryukin là phần lưng phát triển cao, phần này càng cao con cá càng có giá trị.



Cá vàng Ranchu: thân ngắn, lưng cong, đuôi ngắn không có vây lưng.

Oranda

Cá vàng Oranda: Cá vàng đầu lân



Cá vàng Ping Pong: Ping pong Pearlscale Goldfish
Đây là một biến thể của dòng cá vàng ngọc trai. Thân to ục ịch và đuôi thì siêu ngắn. Dáng bơi lắc lư ngộ nghĩnh.



Cá vàng đuôi voan: Veiltail goldfish


Cá vàng tosakin: Tosakin goldfish,  Curlytail goldfish

Đây là một loại mới được lai tạo bởi người Trung Quốc. Đuôi xòe rất rộng, phổ biến có 3 màu đỏ – trắng, trắng và vàng. Đặc điểm cá có đuôi gần như lộn ngược, xòe rất rộng và dài, khi cá có màu đỏ pha màu trắng thì phần màu trắng càng nhiều thì màu đỏ sẽ tươi hơn, phần màu trắng ít thì màu đỏ biến thành màu vàng. Cá vàng tosakin là loại khó sinh sản nhất trong các loại cá vàng.

Tosakin goldfish

Cá Vàng đuôi quạt: Fantail Goldfish: Fantail có 2 dạng đuôi tiêu chuẩn: đuôi dài và ốm hoặc đuôi ngắn và mập. Đây là dòng cá phổ biến nhất trên thị trường, màu sắc đa dạng. Cá vàng đuôi quạt là một trong những dòng cá vàng đuôi kép đầu tiên. Giá cả của chúng trên thị trường là khá rẻ.



Cá vàng lan thọ, cá vàng đầu sư tử: Lionhead goldfish


Cá vàng gấu trúc



Rêu Java, rêu cá đẻ - Java Moss

Rêu Java có tên tiếng anh là Java Moss, tên khoa học là Taxiphyllum Barbieri. Cây có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á. Rêu java phát triển nhanh, được coi là loại đễ trồng nên được sử dụng khá phổ biến. Cá con rất hay ẩn nấp trong tán rêu Java để tránh cá to, nên tên gọi rêu cá đẻ cũng từ đó mà ra.

Rêu phát triển khá trong môi trường nước ngọt và thậm chí cả nước lợ. Rêu phát triển tốt khi có ánh sáng đủ, trong nền nhiệt độ từ 21-24 độ C và có thể chịu nền nhiệt lên đến 30-31 độ.



Rêu java làm tiền trung và hậu cảnh khá tốt . Rêu Java rất dễ chăm sóc cần lượng CO2 thấp , chỉ cần buộc vào lũa hoặc đính vào tường rêu và chờ ngày rêu lên đẹp.

Rêu java có tán không đều do đó không được taọ những bố cục quan trọng. Tuy nhiên đó cũng là 1 lợi thế của nó. Vì không đều nên nó sẽ trông tự nhiên hơn các loài rêu khác. Cụ thể bạn có thể cột lên lũa hoặc đá. Khi nó sinh trưởng thì tán rêu xù ra. Lúc này bạn có thể tuỳ ý mình mà cắt tỉa cho tự nhiên nhất. 




Cây trầu thủy sinh, cây ráy thủy sinh

Cây ráy thủy sinh là loại cây rất dễ trồng, không yêu cầu chế độ chăm sóc hay điều kiện môi trường quá cao. Tuy vậy khi mới mua về cây dễ bị thối rễ, vẫn phải biết cách trồng thì cây mới phát triển, nếu không cây rất dễ bị thối rễ và lụi tàn dần.


Nên chọn bể có nước ổn định, không nên nước mới đã cho ráy vào. Ráy sống bán cạn nên cũng có thể nuôi bằng cách cho ráy trồi lên mặt nước. Mua về có thể tháo luôn xơ quấn quanh rể, thả bồng bềnh trong bể cả tuần. Có thể cắt bớt rễ, vẫn thả bồng bềnh 1-2 tuần cho cây ra rễ ổn định rồi buộc vào lũa hoặc đá.
Ráy nana
Không trồng ráy xuống đất nền vì rễ sẽ càng nhanh úng và thối. Không thay đổi môi trường quá đột ngột. Ráy thường được ươm trên cạn tại các trại, khi bạn mua về thả vào nước hoàn toàn thường dễ bị sock gây ra tình trạng thúi cây và chết từ từ . Điều này chỉ khắc phục được khi mua cây ở chỗ bán có chất lượng tốt , như cây ráy lá nước hoàn toàn hoặc trồng bán cạn.

Ráy dễ bị bám rêu hại , nên nuôi chung với tép hoặc cá ăn rêu. Đừng để ánh sáng quá mạnh sẻ dễ bị đen lá .

Ráy thủy sinh có nhiều loại và lá cũng khác nhau như ráy châu phi, ráy lá nhỏ, ráy lá nhỏ Petite nana, ráy cẩm thạch, ráy trái tim,


Cá heo nước ngọt, cá heo xanh đuôi đỏ

Cá heo nước ngọt còn được gọi là cá heo sông, cá heo xanh đuôi đỏ, cá heo cảnh. Cá heo xanh đuôi đỏ là giống cá da trơn có tên khoa học là Biota modesta Bleeker. Cá đẻ trứng và có chiều dài tối đa khoảng 25 cm.

Cá heo xanh đuôi đỏ thường xuất hiện nhiều ở vùng thượng lưu sông Tiền và sông Hậu. Vào mùa nước nổi, chúng theo nguồn nước tỏa ra sông cái và các nhánh sông bơi xuống vùng hạ lưu: Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang,... Loài cá này khi bắt lên khỏi mặt nước thường phát ra âm thanh “éc éc” giống tiếng heo (lợn) kêu nên được gọi là cá heo.


Cá heo xanh đuôi đỏ sống về đêm, thích ăn ốc nhỏ và đào bới ở nền cát dưới đáy hồ. Cá thường được người chơi cảnh và dùng để trị các loài ốc trong bể cá cảnh. Cá sống khỏe, đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ có thể đớp khí trực tiếp. Nuôi trong bể, cá ăn nhiều loại thức ăn như côn trùng, giáp xác và cả các loại thực phẩm tổng hợp.

Đây là loài cá đặc sản của miền Tây có giá trị kinh tế. Thịt loài cá này mềm mại, thơm, beo béo,… nên rất được ưa thích như một loại đặc sản, nhất là loại cá heo da xanh đuôi đỏ cực kỳ ngon nên giá bán rất cao.



Cá heo nước ngọt hiện nay có giá cao hơn nhiều loài cá khác nên thường lâm tình trạng “cung không đủ cầu” do tình trạng khai thác và đánh bắt bừa bãi nên lượng cá trong tự nhiên trở nên khan hiếm. Vì thế, nhiều hộ gia đình hiện nay đã chuyển sang nuôi cá heo trong lồng bè mang lại hiệu quả khá cao, giúp người dân cải thiện đời sống.

Cá heo nước ngọt thường xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch) ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc nuôi lấy thịt, loài cá này còn có thể nuôi làm cảnh.


Cá vàng ping pong, cá vàng ngọc trai - Pearlscale Goldfish

Cá vàng Ping Pong còn được gọi là cá vàng ngọc trai, cá vàng vảy trân châu. Cá vàng ping pong có tên tiếng anh là Pearlscale Goldfish hoặc Ping pong goldffish. Cá vàng ping pong có vẻ ngoài lạ và độc đáo, ngộ nghĩnh với phần bụng phình to và những chiếc vảy cứng tựa như ngọc trai. Phần đuôi cá ping pong xòe rộng và ngắn là điểm tạo nên sự đáng yêu cho loài cá này.

Với thân hình ục ịch quá khổ, tuổi thọ của cá vàng ngọc trai khoảng 5 đến 10 năm năm nếu được chăm sóc tốt tuổi thọ cá có thể lên tới 15 năm. 


Bao phủ bụng là những vảy giống như hạt cườm nổi lên.Các vảy này có bản chất là xà cừ và xếp thành hàng. Chúng thực sự được tạo ra từ cặn canxi cacbonat. Tuy nhiên, chúng có lớp hoàn thiện trong mờ và phản chiếu tương tự như ngọc trai, đó là cách chúng có tên thương mại thông thường.

Cá vàng ngọc trai sống ở tầng giữa, cần nước giàu Canxi, có thể để vào hồ nuôi cá ngọc trai đá hoặc sỏi, trang trí với những cây thủy sinh mềm. Phải đảm bảo không có vật nhọn trong hồ. Nếu vẩy ngọc trai bị làm hỏng, có thể chúng sẽ không mọc lại được. Không nên nuôi chung cá Ngọc trai với những giống cá vàng bơi nhanh.


Cá vàng ngọc trai là giống cá ăn tạp như những giống cá vàng khác. Có thể cho chúng ăn thức ăn nổi và dạng miếng. Tránh tất cả những thực phẩm có thể nở ra có thể gây táo bón cho cá. Có thể cho ăn rau (dưa leo, đậu Hà Lan, rau diếp), tôm, trùn chỉ, daphnia. Cá Ngọc trai khá ham ăn, nên có thể sử dụng thức ăn đóng hộp có sẵn. Nên cho ăn 1-2 lần/ ngày, đảm bảo sau 2 phút thức ăn không còn dư trong bể để tránh cá không ăn hết gây đọng bẩn bể.


Cá vàng ngọc trai ưa nước mát mẻ và khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Với cá to, nên nuôi trong các bể lớn, nếu là bể thủy sinh cá sống càng khỏe. Đối với loại còn bé 4–5 cm có thể nuôi trong các loại bể cá nhỏ, bể cá mini.

Cá vàng ngọc trai thường sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Trong nhiều trường hợp, chúng sinh sản mà không cần sự can thiệp của người nuôi. Nhưng nếu bạn muốn tích cực thúc đẩy quá trình sinh sản, thì quy trình này rất giống với cá vàng tiêu chuẩn. Mỗi lần sinh sản, cá vàng ngọc trai đẻ khoảng 900-1000 trứng. 


Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Cá galaxy, cá ngọc trai thiên đường - Galaxy Rasbora

Cá galaxy còn được gọi với cái tên là cá ngọc trai thiên đường. Cá galaxy là loài cá có kích thước nhỏ dễ nuôi. Chúng có tên tiếng Anh là Galaxy Rasbora, tên khoa học là Danio Margarritatus, thuộc họ cá chép. Cá ngọc trai thiên đường có nguồn gốc từ Myanmar. Cá galaxy là loài rất mới, chúng mới được phát hiện vào năm 2006.

Cá galaxy, cá ngọc trai thiên đường

Cá galaxy cuốn hút người chơi cá cảnh bởi những chấm nhỏ li ti như ngọc trai trên thân hình lấp lánh,  rực rỡ rất đẹp. Đặc biệt kích thước nhỏ nhưng tuổi thọ của cá có thể lên tớn 5 năm.

Cá galaxy là loài cá hiền lành, hoà đồng. Có thể thả chúng trong bể tủy sinh với các loài cá hiền lành nhút nhát khác. Về thức ăn, cá ngọc trai thiên đường không kén ăn, chúng có thể ăn các loài giáp xác, côn trùng nhỏ và cả thức ăn tổng hợp.


Cá galaxy đực có màu sáng xanh và màu sắc vây sặc sỡ, trong khi đó cá galaxy cái có màu xanh lá xẫm và màu sắc ở vây không sặc sỡ bằng cá trống. Các đầu vây trên thân cá trống cũng dài hơn cá mái. Đặc biệt, con đực có những miếng thịt đen nhỏ lồi ra ở rìa của hàm dưới và đặc điểm này không xuất hiện ở con cái.



Trong tự nhiên, cá galaxy thường sống trong các ao nhỏ được tạo ra bởi nước ngầm hoặc các dòng nhỏ chảy ra từ suối. Trong môi trường nuôi nhốt chúng dễ thích nghi nhiều loại thức ăn. Nhiệt độ lý tưởng nhất để nuôi loài cá này là từ 23 đến 29 độ C, nồng độ pH ưa thích là từ 6.5 đến 7.5 cùng độ cứng nước ở mức trung bình.


Nên nuôi cá trong bể thủy sinh, chúng có chỗ trú ẩn, nơi đẻ trứng và các con đực không đánh nhau.
Cá galaxy không có mùa sinh sản mà chúng đẻ liên tục như cá 7 mầu. Con cái thường đẻ 1 bọc 30 quả trứng. Các bọc trứng sẽ nở ra sau 3 – 4 ngày ở nhiệt độ 24 – 25 độ C. Trứng thường trôi nổi trong nước.




Cá trâm, loài cá cảnh em út siêu nhỏ bé

Cá Trâm là loài cá rất nhỏ, kích cỡ không đạt quá 1,6 cm, thường thì khoảng 1,3 cm. Cá trâm có tên khoa học là Boraras urophthalmoides, thuộc chi Boraras, họ cá chép. Cá trâm sống trong những cánh đồng, thỉnh thoảng lại men theo con nước trôi ra những dòng kênh, rạch, sông, suối lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi di chuyển xuôi theo dòng kênh, rạch lớn thì cá trâm thường ém quân gần bờ, vì nhỏ bé cho nên chúng rất sợ dòng nước chảy xiết. 

Vào khoảng tháng 5 âm lịch, khi nước sông lên ngầu đỏ phù sa là thời điểm cá trâm có nhiều nhất. Mỗi con cá trâm nhỏ li ti, mỗi con chỉ nhỉnh hơn đầu cây tăm xỉa răng, nhưng cả đàn đông đúc nhìn đỏ cả một khúc kênh.  


Vì nhỏ bé nên cá trâm luôn có thói quen bơi thành đàn. Cá trâm khi nuôi trong bể thủy sinh sẽ tạo cho bể cá thêm phần bắt mắt. Với kích thước nhỏ, cá trâm rất phù hợp nuôi với các loài cá hiền lành và tép cảnh. Cá trâm khi tập trung thành đàn lớn với số lượng lớn sẽ tạo nên một hình khối đa sắc rực rỡ. 

Cá trâm nổi bật bởi màu nâu cam với vạch đen dọc thân và những đốm nhỏ ở gốc vây hậu môn và đuôi. Vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam và vàng tươi. Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng nhìn kĩ màu sắc cá cũng rất sinh động.


Khi nuôi chung trong bể cá cảnh với cá lớn hơn thì cá trâm thường có xu hướng sợ hãi lẩn trốn. Cá trâm dễ khai thác ngoài tự nhiên nên cá trâm cũng được bày bán làm cá mồi trong các tiệm cá, dễ dàng mua số lượng lớn mà giá thành rẻ.

Về thức ăn, cá trâm ăn đủ mọi thứ, nhưng cá trâm có kích thước nhỏ nên chung ưa thích những loại thức ăn tươi sống cỡ nhỏ như ấu trùng artemia, bo bo và trùn cám là thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng nên cho cá trâm ăn thêm các thức ăn khô chẳng hạn như tấm vụn, viên nhỏ.


Cá trâm muốn sinh nở thì cần môi trường thủy sinh lá mềm để cho cá đẻ trứng. Cá đẻ trứng và có thể ăn luôn trứng nên cần vớt cá bố mẹ ra. Tuy nhiên cá con rất nhỏ bé nên chăm sóc cũng khá mất thời gian tỉ mẩn. Thường các vùng quê, kiếm vũng nước lớn thả cá xuống rồi đợi thành quả thì sẽ dễ dàng hơn. Ở thành phố người chơi sẽ ưu tiên mua hơn là nuôi cá đẻ.

Trong giai đoạn sinh đẻ, môi trường thuận lợi, cá đực sẽ tỏ ra hung hăng, màu của chúng trở nên đậm và bắt đầu cạnh tranh với nhau để chiếm một vùng lãnh thổ nhỏ. Cá cái mang trứng và tròn trĩnh hơn cá đực.

Ngoài dòng cá trâm phổ biến trên, cá trâm cũng có khá nhiều loại có thể kể đến là cá trâm muỗi, cá trâm nhọ, cá trâm lùn ... Chúng đều có kích thước nhỏ, mầu sắc và hoa văn bên ngoài thì có đôi chút khác nhau.

Cá trâm nhọ -Boraras naevus


Cá trê cọp, cá da báo mỏ vịt, cá sấu da beo mỏ vịt - Tiger catfish

Cá trê cọp hay còn được gọi là cá da báo mỏ vịt, cá da beo ngựa vằn, cá sấu da beo mỏ vịt. Cá trê cọp có tên tiếng Anh là Tiger catfish, tên khoa học là Pseudoplatystoma fasciatum. Cá trê cọp có nguồn gốc Nam Mỹ trên lưu vực các sông Amazon, Corantijn, Essequibo, Orinoco và Paraná. 

Cá trê cọp xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 3,5 triệu năm và hầu như không có nhiều biến đổi so với ban đầu. Chúng có thể đạt tới kích cỡ 70kg và dài 100 cm, tuổi thọ có thể lên tới 20 năm. Cá trê cọp là một loại thực phẩm tại Nam mỹ, thịt cá trê cọp màu vàng, mọng nước và không có xương. 


Cá trê cọp thường kiếm ăn ở tầng đáy dưới lòng sông hoặc trong cá khu vực rừng ngập nước. Đặc điểm nổi bật của cá mỏ vịt là chiếc đầu rộng, cơ thể thuôn về phía sau với phần trên có màu đen đốm, phần dưới bụng màu trắng và một cái đuôi có màu đỏ. Cá trê cọp có chiếc mỏ “cực độc”, nhờ chiếc mỏ đó mà cá mỏ vịt vẫn luôn gây được ấn tượng sâu sắc với người mê cá cảnh.



Trong hồ cá, cá trê cọp không phát triển to nhưng vẫn sẽ phàm ăn và “lớn nhanh như thổi” nếu được nuôi trong môi trường thích hợp. Để giữ phom nhiều người nuôi chỉ cho cá ăn 1-2 lần / tuần. Cá trê cọp cái trưởng thành về mặt giới tính khi đạt 56 cm, cá đực trưởng thành khi đạt 45 cm. 

Cá da báo mỏ vịt thích môi trường ánh sáng mờ. Bể cá có thể trải nền cát cho chúng, nhưng chú ý các loại sỏi có thể bị nuốt hoặc mắc vào mang cá. Trong bể cũng có thể dùng một lớp đá cuội lớn để trang trí. Nhiệt độ độ để cá da báo mỏ vịt phát triển tốt là 22 đến 26 ° C, pH từ 6,0 đến 7,6. Nó hoạt động tốt nhất trong nước có tính axit nhẹ.

Cá trê cọp là loài săn mồi, chúng thích nghi tốt với con môi chết khi cho ăn. Chúng thích các món nhiều thịt như tôm, trai, sò, cá con hoặc giun đất. Có khuyến cáo là không nên cho loài này ăn thịt của động vật có vú như tim bò hoặc thịt gà. Một số chất béo có trong các loại thịt này không thể được cá chuyển hóa đúng cách, và có thể gây tích tụ chất béo dư thừa và thậm chí là thoái hóa nội tạng.

Chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng, trong tự nhiên cá sấu da beo mỏ vịt di cư qua một khoảng cách xa để đẻ trứng trong tự nhiên, và việc tái tạo những điều kiện này trong bể cá sẽ là điều không thể, sẽ rất khó cho chúng sinh sản.

Rêu Lửa - Flame Moss

Rêu Lửa thủy sinh có tên tiếng anh là Flame Moss, tên khoa học là Taxiphyllum sp. Đây là loài rêu khá hiếm trong tự nhiên. Trên thị trường loài rêu này cũng không nhiều lắm. Không giống với bất kỳ loài rêu thủy sinh nào , nó phát triển theo hướng thẳng đứng và hơi xoắn lại giống như những ngọn lữa nên chúng được gọi là Flame Moss.


Khi trồng thành cụm thì rêu Flame ngày càng phùng to ra và cao lên rất đẹp. Gắn vào gỗ rêu lửa có thể tạo ra hình thù tán cây.

Rêu lửa ưa mát và cần ánh sáng thấp và vừa phải. Cây phát triển đẹp, lý tưởng nhất ở mức từ 24 – 26 độ C. Nhiệt độ thấp dưới 12 độ cây rất kém phát triển.

Tốc độ mọc của Flame moss – rêu lửa cũng khá chậm, đó là lý do tại sao rêu flame trên thị trường lại ít. Nhưng một khi đã trồng được rêu lửa thì sức sống của chúng khá mãnh liệt.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Cây thủy sinh trân trâu ngọc trai

Ở Việt Nam, trong vòng vài năm trở lại đây, Trân Châu Ngọc Trai là loại cây thủy sinh được nhiều người ưa chuộng và trồng nhiều. Loại cây này mọc thấp, thành từng mảng lớn, thích hợp làm nền trồng ở phía trước của hồ thủy sinh, tạo nên một rừng màu xanh rất đẹp mắt. Trân Châu Ngọc Trai dễ trồng, phát triển tương đối nhanh khi có cường độ ánh sáng cao.


Ngoài thị trường có bán loại trân trâu ngọc trai gieo hạt. Nhưng đây không phải là loại trân châu ngọc trai mà người chơi tủy sinh hay dùng. Trong tuần đầu thì đẹp, sau đó thì chúng mọc dài rất xấu bể, chơi vơi như cây giá, không thể tỉa mà để chơi cũng dở.

Có thể cắm cành trân châu ngọc trai trực tiếp xuống nền phân, có thể tạo cảnh để cây rủ xuống. Cây trân châu ngọc trai có thể trồng cạn trong thời gian đầu bằng cách phun ẩm và bịt kín ni lông. Khi cây đã phát triển tốt thì bắt đầu cho nước vào bể.

Rêu minifiss - loại rêu làm nền đẹp dễ kiếm, dễ mua

Rêu minifiss có tên tiếng anh là mini fissident. Rêu minifiss còn được gọi là rêu vò, chúng được tìm thấy ở ngoài tự nhiên rất nhiều dưới hình dạng lá cạn hoặc bán cạn, thậm chí lâu lâu bạn cũng sẻ bắt gặp chúng mộc ở trên những vách tường ẩm ướt ở đô thị. Rêu khá dễ kiếm trong tự nhiên hoặc mua ngoài hàng, mua online. Chúng rất đẹp và sức sống rất khỏe phù hợp với bất kỳ người chơi thủy sinh nào. 

Rêu minifiss thường được dùng để trải nền hay buộc vào đá làm đá rêu, và lũa trong hồ thủy sinh. Một nền xanh mướt bằng cách trải đầy rêu minifiss là điều tuyệt vời nhất mà bất kỳ người chơi thủy sinh nào cũng muốn thử qua một lần .


Rêu minifiss sống tốt ở nhiệt độ 23 độ C, nhiệt độ cao cây sẽ dễ chết. Trong tự nhiên cây chỉ dễ tìm thấy vào mùa thu khi nhiệt độ mát mẻ. Và khi đem rêu minifiss vào hồ thủy sinh sẻ ra lá nước với điều kiện thích hợp. Rêu minifiss chưa thuần nước gọi là rêu cạn, rêu đã thuần nước còn gọi là rêu nước. Mua rêu cạn chưa thuần mà cho xuống nước ngay thì chúng sẽ chết.


Hình dạng của rêu minifiss cũng sẻ đẹp hơn trong môi trường nước, môi trường nước trong và mát mẻ chúng cũng phát triển đảm bảo hơn trên cạn. Nền rêu minifiss rất mịn và đẹp, chúng phù hợp với mọi kích thước hồ thủy sinh.

Rêu minifiss trồng cạn

Để tạo nền bể thủy sinh bằng rêu minifiss, cần làm sạch rêu, loại bỏ đất. Sau đó xay cục rêu bằng máy xay, hoặc băm nhỏ. Có thể cho thêm chút sữa chua hoặc không. Lấy chổi sơn quét rêu lên đá và nền bể. Phun sương cho bể rồi lấy ni lông bịt kín bể giữ nước. Đảm bảo ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ. Sau 10 ngày sẽ nhìn thấy rêu phát triển, sau 18 ngày có thể xả nước đầy bể. Khi xả nước chú ý để túi ni lông lên mặt rêu rồi xả nước vào ni lông tránh nền bể bị xáo động. Bể rêu minifiss cần sạch trong, ánh sáng vừa phải, nhiệt độ mát mẻ. 

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Rêu Pelia - Pelia Moss: Đại Lộc Giác Đài

Rêu Pelia mọc khá bổ biến ở Việt Nam .Chúng rất dễ trồng, thậm chí có thể thả trôi nổi trong hồ thì chúng vẫn mọc ra, vô cùng phù hợp với người mới tập chơi hồ thủy sinh.



Loại này khá thích hợp để buộc lũa, cấy trên đá  vì phát triển dày và khá gọn gàng , cấu tạo lá cũng khá đẹp



Pelia moss  yêu cầu về ánh sáng cũng không quá cao. Nhiệt độ mát mẻ là thứ cần thiết cho loại rêu này xanh mượt và phát triển tốt .

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Cá đô la đông dương, cá nàng hai, cá thác lác

Cá nàng hai (thác lác cườm) là một loại cá có giá trị thương phẩm cao. Thịt của chúng rất ngon và được chế biến thành nhiều món ăn được thực khách trong nước và nước ngoài ưa thích. Người ta còn dùng cá nàng hai để bồi dưỡng cho những trẻ em suy dinh dưỡng và những người đang dưỡng bệnh.

Tuy vậy, sau khi được lai tạo đã cho ra nhiều dòng đẹp mắt nên được dân chơi cá chú ý rất nhiều. Hình dạng khác thường như vậy cùng kiểu bơi độc đáo của cá nàng hai khá đẹp mắt. Loài cá này không ngoáy mình khi bơi, chúng giữ thân thẳng và chỉ uốn lượn vây hậu môn nhằm tạo lực đẩy. Bơi tiến, lùi hay xoay sang hai bên đều được đánh lái bằng vây hậu môn và vây lưng. Đặc điểm này có lẽ bắt nguồn từ nơi phân bố cúa cá nàng hai đa phần ở những nơi thuỷ sinh rậm rạm.



Cá nàng hai trông na ná giống cá thát lát. Nó cũng có thân dài, dẹt, càng về phía bụng càng mỏng. Nhưng ở cá nàng hai ở phần cuối cơ thể có những vết như hình hạt cườm.

Cá lớn khá nhanh. Nó tăng trọng gấp nhiều lần so với cá thát lát. Cá bột ương sau 30 ngày là đã có thể dài tới 7-8cm. Cá ưa nhiệt độ ấm hơn là nhiệt độ lạnh. Với cá thương phẩm nuôi 1 năm, cá nàng hai có con nặng tới 8 lạng! Người ta chỉ nuôi chúng độ 6-8 tháng là đã bán được rồi. Nó có thể nuôi nhiều năm, có con dài tới cả mét.