Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Cá bống tê giác - Rhinogobius Zhoui

Cá bống tê giác hay còn gọi là cá bống mũi tê giác, đây là loài cá hiếm tại các dòng suối tại Quảng Đông - Trung Quốc. Chúng có thân hình đỏ như lửa và chiếc mũi nhô lên như sừng tê giác. Môi trường sống của cá bống tê giác trong thiên nhiên là những dòng thác suối chảy dồi dào oxi, có nhiều lá cây và cây thuỷ sinh, gỗ lũa ...

Mùa mưa sẽ làm môi trường sống của chúng trở nên đục ngầu và nước chảy xiết. Tuy nhiên cá bống tê giác vẫn sống và thích nghi tốt.


Cá bống tê giác không cần bể nuôi quá rộng, nhưng cần dồi dào lượng oxi, chính vì thế cần thiết kế dòng nước chảy, bể cần trải nền cát sỏi, kết hợp các tảng đá mòn cho chúng bám, nên tranh trang trí thêm các nhánh gỗ lũa, các chậu sứ như chậu hoa nhỏ, để tạo môi trường lẫn tránh cho chúng.


Cá bống tê giác có khích thước chỉ dưới 10cm. Chúng kiếm ăn tại tầng đáy. Bể nên thả 5-6 còn để chúng có bầy đàn và được thể hiện tính cách. Khi đánh như chúng sẽ há to mồm để thị uy tạo nên một cảnh sắc đầy thú vị.



Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Cây lưỡi mèo thủy sinh

Cây lưỡi mèo thuộc họ cây Agavaceae, có xuất từ ở các khu vực Châu Á và Châu Âu, ngoài ra, cây lưỡi mèo còn có tên gọi khoa học là Sanseviera trifasciata var. Hình dáng của cây lưỡi mèo rất đặc trưng với những bẹ lá dày, xanh mướt trông rất khỏe khoắn, màu xanh đậm của lá hóa với các đốm xám , chưa kể đến việc các lá xếp thành hình bông hoa trông cực kì độc đáo và bắt mắt. Cây lưỡi mèo thủy sinh còn có thể thấy được hết phần bộ thân và rễ cây.



Cây lưỡi mèo thủy sinh có phần thân ngắn và mọc ngầm dưới đất. Lá cây hình bầu dục, nhọn hoắt ở phần đầu, đặc điểm độc đáo ở lá cây này đó chính là lá cây rất cứng và nhẵn, bóng, mọng nước trong rất ưng mắt và các lá xếp thành hình hoa thị trông như một bông hoa.

Cây lưỡi mèo thủy sinh rễ có lá và phát triển mạnh, cây cao tầm 20-30cm. Lá cây rất đặc trưng khi thon dài và có hình thanh kiếm, các lá xếp chồng vào nhau theo hình dạng ống. Hoa của cây lưỡi mèo thủy sinh thường nở vào mùa hè và thu, có mùi thơm ngát rất dễ chịu. Nhưng hoa của loài cây này rất hiếm, nếu trồng làm cảnh thì gần như không bao giờ có thể thấy được cây nở hoa. Nhưng nếu cây nở hoa thì bạn nên cẩn trọng vì hoa của nó có chứa một lượng chất saponin rất độc nếu động vật nuốt phải.

Trong bể thủy sinh cây sống khoẻ, phát triển nhanh, nhưng nhược điểm là hệ thống rễ và lá phát triển nhanh dễ phá hủy tiểu cảnh của những bể thủy sinh đẹp. Khi chìm trong nước lá cây có xu hướng mọc dài mềm, thướt tha. Khi trồng bán cạn lá sẽ ngắn và cứng.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

Cá tỳ bà bướm, cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà bướm còn được gọi là cá tỳ bà beo, cá tỳ bà bướm hổ, bướm bầu, tỳ bà suối. Chúng có tên khoa học Sewellia Lineolata, tên tiếng anh Reticulated Hillstream Loach, butterfly loanch; họ Balitoridae. Đây là dòng cá có nguồn gốc ở miền trung Việt Nam và Lào. Cá tỳ bà bướm là loài cá dọn bể nhỏ, cực kỳ hiền lành và rất thích hợp với bể thủy sinh. 


Cá tỳ bà bướm có thân mỏng, trong tự nhiên chúng có thể chống chịu được những dòng suối chảy siết. Chúng ưa nước sạch, nhiều ôxi, nước mát. Chiều dài tối đa của cá chỉ 5-7 cm. 

Cá tỳ bà bướm thích bám đá ăn rong rêu. Trong bể nuôi chúng cũng rất thích bám trên bề mặt kính để mút rêu. Cá hoạt động mạnh hơn vào ban đêm khi đã tắt đèn.

Cá tỳ bà bướm có thân hình mỏng, vì vậy khi bắt cá có thể bắt bằng tay, bắt bằng vợt không cẩn thận có thể làm dập bụng khiến cho cá chết. Môi trường thay đổi đột ngột hoặc quá nóng cũng có thể làm cá chết.


Cá tỳ bà bướm có thói quen làm tổ khi đẻ trứng. Trước khi đẻ cá trống sẽ đào một chiếc hố để cá mái đẻ trứng xuống đó và vùi lấp lại. Trứng sẽ nở trong vòng 1 đến 2 tuần.

Khác với nhiều loại cá thủy sinh khác thì cá tỳ bà bướm lại cá con có thể nuôi chung được với cá bố mẹ. Cá con khi mới nở sẽ tự biết cách tìm kiếm thức ăn và sinh trưởng.





Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Cá mai quế, cá hồng cam, cá hoa hồng, cá đòng đong đỏ

Cá Mai Quế có tên tiếng anh là Rosy Barb, Red Barb; danh pháp khoa học là Pethia conchonius, thuộc họ cá chép. Cá mai quế có nguồn gốc từ Nam Á, cá được nhập nội ở thập kỷ 80. Cá mai quế còn có những tên gọi khác như cá hoa hồng, cá hồng cam, cá đòng đong đỏ. 

Cá mai quế là dòng cá nhanh nhẹn và khá phổ biến đối với người chơi cá cảnh tại Việt Nam. Cá có mầu sắc bắt mắt, lấp lánh vẩy ánh kim đỏ rực. Cá có sức khỏe tốt và có thể chịu được bể nuôi ít ôxy.

Cái mai quế đuôi dài

Cá Mai Quế là dòng cá khỏe mạnh, có thói quen bơi theo đàn. Trong môi trường sống tự nhiên, chúng có thể đạt kích thước 15 cm. Tránh nuôi cá mai quế với các loài cá có vây dài vì cá có tập tính rỉa vây cá khác.


Cá Mai Quế thích môi trường sống có nước mềm và hơi chua. Cá Mai Quế thích sống theo đàn, cần nuôi với một số lượng nhất định khoảng 5-7 con để cá có thể sinh trưởng và phát triển tự nhiên, khi đã bơi theo đàn, chúng không hề sợ hãi trước bất kỳ loài cá nào nuôi cùng bể.

Cá hoa hồng ăn giáp xác, trùn chỉ, côn trùng thủy sinh cho đến thực vật thủy sinh. Cá cũng ăn thức ăn viên, thỉnh thoảng bổ sung thức ăn lên màu cho cá


Cá hoa hồng đực có phần thân người đỏ và vàng, với chấm đen ở phía trên khấu đuôi một chút. Cá cái có màu chủ đạo là vàng, một số có màu đỏ.

Khi nuôi cá Mai Quế sinh sản, tốt nhất nên để một cá đực và hai cá cái. Trứng cá Mai hồng quế sau khi thụ tinh thường rơi xuống đáy bể. Để cho cá không ăn trứng nên cần cung cấp một bể cá có nền sỏi, hoặc cho cá vào rổ để trong bể. Khi cá đẻ trứng xong nên bắt cá bố mẹ ra ngoài. Để môi trường sạch khuẩn khi trứng chưa nở. Khi trứng cá nở, cần cho cá con ăn đầy đủ các thức ăn dành cho cá bột.