Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Cá hải hồ sư ông - Gymnogeophagus balzanii

Cá  hải hồ sư ông còn được gọi là cá hòa thượng. Cá hòa thượng là một loại cá nước ngọt có tên tiếng anh là Paraguay Eartheater, tên khoa học là Gymnogeophagus balzanii. Những con cá hòa thượng có xuất xứ từ Paraguay.

Cá hòa thượng chiều dài khoảng 12cm, tuổi thọ cao khoảng chừng 10 năm. Ngoại hình cá khá độc đáo nhờ chiếc trán dô khá lạ mắt. Ở cá trống có phần trán dô chứa đầy nước, có những vây tia nhỏ ở cuối vây lưng và rải rác những điểm trắng trên vây. Cá mái có khoảng 5 – 8 vệt đen rõ trên thân. Cả hai giới đều có sọc đứng. Cá cái hơi nhỏ hơn cá đực, khoảng hai inch rưỡi đến ba inch, và không có “gù” trên đầu.


Như các loại cá hải hồ khác, cá hải hồ sư ông thích sàng lọc cát hoặc sỏi qua mang. Cát sỏi nên có kích cỡ trung bình đến mịn để chúng tìm giun và động vật giáp xác nhỏ trong tự nhiên. Khi nuôi trong bể cá  chúng dễ dàng chấp nhận thức ăn viên, mảnh và thức ăn đông lạnh. Giun đất, giun nâu và chùn chỉ là thức ăn chúng ưa thích.

Khi đạt kích thước 5cm , cá trống trưởng thành và bắt đầu có những thay đổi về hình dáng và màu sắc. Cá cái không đẹp bằng cá đực. Cá đực có vây dài hơn và có vầng trán rõ nét hơn so với cá cái.



Cặp đôi cá hải hồ sư ông sinh sản bằng cách sử dụng một chậu hoa đất sét lật ngửa, hang động hoặc một mảnh đá phiến. Cá mái đẻ đến 500 trứng trê mặt đá phẳng, cá trống thụ tinh và sau đó rời khỏi cá mái. Trứng được cá mẹ ấp miệng bảo vệ và nở sau 24 - 32h. Cá cái thường chăm sóc trứng và cá bột trong khoảng ba tuần và rồi khi nó phóng thích cá bột ra, chúng đã tiêu thụ hết noãn hoàng và sẵn sàng ăn artemia mới nở.



Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Cá phi phụng - Flagtail prochilodus

Cá phi phụng có tên tiếng anh là Flagtail prochilodus hoặc Kissing Prochilodus, tên khoa học là Semaprochilodus insignis. Cá phi phụng có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Cá phi phụng thường được nuôi kết hợp với cá Rồng, Cá La Hán cho bể cá thêm phần sinh động mà chúng lại không đánh nhau. Cá phi phụng ăn tạp không ăn tranh với các loài cá dữ, thức ăn chủ yếu của chúng là rêu và tảo.

Cá phi phụng

Cá phi phụng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, chúng có chiếc mỏ tru ra để ăn rêu rất đặc trưng. Chúng có chiếc mỏ tru dài ra giống như gợi ý cho một chiếc hôn, đó cũng là nguồn gốc cho cái tên Kissing Prochilodus.

Cá phi phụng đẻ trứng và cá sinh sản hoàn toàn tự nhiên. Do cá phi phụng có tập tính di cư sinh sản phức tạp ngoài tự nhiên, cá khó sinh sản nhân tạo. 

Cá phi phụng rất dễ nuôi và tốc độ sinh trưởng nhanh chóng. Với những loài cá dễ sống như vậy, chỉ cần đảm bảo môi trường nước sạch sẽ là cá sẽ bơi lội tung tăng. Thi thoảng thêm một chút rêu tảo cho cá là đảm bảo cá khỏe mạnh.

Cá Phi Phụng -Kissing Prochilodus

Cá phi phụng ăn tạp thiên về thực vật, ưa thích các loại thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, cá cũng ăn thức ăn viên, trùng chỉ ... Không nên để cá đói, giống như các loài cá dọn bể chúng quá đói sẽ mút nhớt cá khác, điều này có thể khiến cá khác bị tụt nhớt mà chết.

Giống như cá rồng, cá phi phụng khỏe và lanh lợi, chúng rất thích nhảy lên khỏi mặt bể. Nên hãy sử dụng một chiếc nắp đậy bể lại. Cá ưa thích đươc sục nhiều và môi trường nước sạch sẽ.